2. Khuyến nghị 2.1. Với Bộ giáo dục và đào tạo: - Ban hành các văn bản pháp quy xác định đầu đủ nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn của tổ chức, cá nhân phụ trách công tác giáo dục ĐĐNN cho SV ở nhà trường. - Xây dựng được một nội dung chương trình tài liệu về giáo dục ĐĐNN cho SVSP trong đó với những giá trị cốt lõi về đạo đức truyền thống Việt nam kết hợp với giá trị đạo đức truyền thống nhà giáo. - Có chế độ chính sách đặc thù thỏa đáng đối với đội ngũ làm công tác quản lý, tổ chức giáo dục ĐĐNN cho SVSP để có sự toàn tâm chăm lo công tác. - Cần có chính sách sử dụng sinh viên sư phạm được nhà nước bao cấp kinh phí đào tạo sau khi tốt nghiệp ra trường, tránh sự lãng phí tốn kém quá lớn khi nguồn nhân lực này ra trường không được bố trí công việc. Từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến SVSP. 2.2. Với các nhà quản lý các trường CĐSP: - Các trường CĐSP cần xây dựng kế hoạch tổ chức giáo dục ĐĐNN cho SVSP ngay từ đầu năm học; Xây dựng kế hoạch phối kết hợp với gia đình các lực lượng giáo dục trên địa bàn tỉnh nhà về GD&ĐT nói chung và giáo dục ĐĐNN cho HSSV nói riêng. Đặc biệt chú ý đến kế hoạch TTSP. - Cần đầu tư về con người, về kinh phí, CSVC; Cần có chế độ động viên, khuyến khích bằng vật chất và tinh thần đối với những người làm công tác HSSV.Tổ chức tập huấn chuyên môn nghịêp vụ cho đội ngũ trợ lý công tác HSSV của các khoa về giáo dục ĐĐNN cho SV. - Nhà trường tham mưu với UBND Tỉnh ban hành quy chế phối kết hợp giữa nhà trường, chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể trong công tác quản lý HS,SV ở ngoại trú trên địa bàn Tỉnh. 2.3. Với Đoàn TNCSHCM, Hội sinh viên: Tổ chức Đoàn, Hội HSSV của các trường CĐSP cần thường xuyên bám sát nội dung, thay đổi hình thức hoạt động nhằm kích thích tinh thần hăng say hoạt động, thích tìm tòi và khám phá cái mới của SV để hướng vào giáo dục ĐĐNN cho SVSP một cách thiết thực. 2.4. Với GV chủ nhiệm: GVCN có vị trí đặc biệt là thực hiện vai trò liên kết các lực lượng giáo dục trong nhà trường nhằm giáo dục đạo đức cho sinh viên. Là cầu nối trong hoạt động tổ chức giáo dục ĐĐNN cho SVSP trong và ngoài nhà trường nâng cao hiệu quả đáp ứng yêu cầu mục tiêu đề ra. 2.5. Đối với sinh viên sư phạm: Cần nhận thức rõ về vai trò, trách nhiệm của bản thân, tự giác học tập, tu dưỡng rèn luyện ĐĐNN sư phạm để hoàn thiện nhân cách nhà giáo ngay từ khi còn đào tạo trong trường sư phạm. Vì ĐĐNN không tự nhiên mà có, mà phải do bản thân tự nhận thức, tự rèn luyện với thái độ say mê nghề nghiệp thì mới thực sự thành công.
<p> Sự ra đời của Tứ Diệu Đế gắn liền với bối cảnh lịch sử, kinh tế, chính trị - xã hội của Ấn Độ đương thời. Đây là thời kỳ xã họi Ấn Độ t ...
<p> Việc phát triển trang trại cần phải thực hiện một số kiến nghị sau: Thực hiện liên kết các hộ nông dân đạt điều kiệ ...
<p> 1. Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Người đã mở ra một thời đại mới vẻ vang và hiển hách nhất cho lịch sử dân tộc: thời ...
<p> Luận án đưa ra 3 nhóm giải pháp cụ thể nhằm đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra xây dựng ở Việt Nam hiện nay bao gồm: nhóm giải phá ...
4. Một số đề xuất từ quá trình nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam Một là, nghiên cứu về BTHTWC cũng như công tác tuy ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay