[Tóm tắt] Luận án Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc bảo vệ nguồn lợi cá ở vùng biển tỉnh Thanh Hóa

<p> Với đặc thù đặc điểm nguồn lợi đa loài, nghề cá quy mô nhỏ và sự tồn tại các khu vực bãi sinh sản, bãi ương nuôi tự nhiên ở khu vực ven bờ, việc bảo vệ nguồn lợi cần có sự triển khai đồng bộ của nhiều phương pháp khác nhau, trong đó việc thiết lập các khu vực bảo vệ nguồn giống thủy sản kết hợp với mô hình quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng có thể là phương án khả thi đối với vùng biển Thanh Hóa. Phạm vi không gian của khu vực bảo vệ nguồn giống thủy sản cần xem xét, thiết lập như sau: Vùng lõi gồm: 1) khu vực Lạch Sung – Hòn Nẹ, giới hạn về phía Bắc là cửa sông Đáy và phía Nam là bãi biển Hoàng Trường; 2) khu vực Lạch Hới - Lạch Ghép, giới hạn trong phạm vi đường đẳng sâu 20 m nước vào bờ, giới hạn về phía Bắc là cửa sông Mã và giới hạn về phía Nam là mũi Hải Ninh. Vùng đệm cho cả khu vực Lạch Sung – Hòn Nẹ và Lạch Hới - Lạch Ghép là vùng tiếp giáp, mở rộng từ vùng lõi. Vùng đệm được giới hạn phía ngoài là đường phân tuyến vùng bờ – vùng lộng, phía Bắc là cửa sông Đáy và phía Nam là mũi Bạng. Thực hiện việc cấm các hoạt động khai thác có sử dụng các loại nghề có mức độ xâm hại nguồn lợi cao như: nghề lưới kéo, nghề lưới vây, nghề vó mành, nghề chụp mực, chụp cá, nghề đăng đáy từ 15/4 đến 15/6 hàng năm ở vùng lõi của khu bảo vệ nguồn giống thủy sản. Triển khai mô hình quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng đối với các khu vực khoanh vùng bảo vệ nguồn giống thủy sản sẽ tăng hiệu quả của công tác bảo vệ nguồn lợi vì sự phát triển bền vững </p>

TÀI LIỆU LUẬN VĂN CÙNG DANH MỤC

TIN KHUYẾN MÃI

  • Thư viện tài liệu Phong Phú

    Hỗ trợ download nhiều Website

  • Nạp thẻ & Download nhanh

    Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay

  • Nhận nhiều khuyến mãi

    Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay

NẠP THẺ NGAY