Tóm tắt luận án Năng lực lãnh đạo đội ngũ CEO Việt Nam (Khảo sát nghiên cứu ở Hà Nội)

<p> Mô hình nghiên cứu của đề tài được xây dựng dựa trên mô hình năng lực lãnh đạo Be-Know-Do (BKD) của US Army và đồng nhất với mô hình năng lực lãnh đạo Adtitude- Skills – Knowledge (ASK) (Bass, 1990). Ngoài ra, để xây dựng mô hình nghiên cứu thì việc kế thừa các kết quả nghiên cứu trước đó là một tất yếu. Trong luận án của mình, tác giả đã kế thừa các kết quả nghiên cứu trước như: các lý thuyết lãnh đạo đặc biệt là lý thuyết chuyển đổi (Transformational theory), lý thuyết tố chất cá nhân (Traits theory). Thành phần đầu tiên trong mô hình nghiên cứu là tố chất - BE: Lý thuyết tố chất cá nhân cũng như các nhà nghiên cứu tố chất lãnh đạo đã chỉ ra rằng có những tố chất cá nhân nhất định có ảnh hưởng tới năng lực lãnh đạo –gọi là các tố chất lãnh đạo. Tức là nếu cá nhân có tố chất lãnh đạo thì sẽ có năng lực lãnh đạo. Trong đó, Mann, 1959 nhấn mạnh ở tố chất thông minh, nam tính, ôn hòa, thận trọng, hướng ngoại và cởi mở; Marlove, 1986 nhấn mạnh thông minh cảm xúc; Mc Crae& Costa,1987 nhấn mạnh sự sáng tạo, quyết đoán, tin tưởng và nuôi dưỡng cấp dưới; Kirpatrick and Locke ,1991 nhấn mạnh sự tự tin, am hiểu nhiệm vụ, liêm chính ngay thẳng; Bass,1997 chỉ ra tố chất dũng cảm, quyết đoán, có lòng thương cảm và trắc ẩn(nhạy cảm), đạo đức; Trần thị Vân Hoa, 2011 cũng chỉ ra các tố chất lãnh đạo gồm sángtạo, linh hoạt, đạo đức nghề nghiệp . Kết quả nghiên cứu của tác giả về cơ bản thống nhất với những nghiên cứu này với các tố chất sáng tạo, linh hoạt, đáng tin cậy, có trách nhiệm, đạo đức, nhạy cảm. </p>

TÀI LIỆU LUẬN VĂN CÙNG DANH MỤC

TIN KHUYẾN MÃI

  • Thư viện tài liệu Phong Phú

    Hỗ trợ download nhiều Website

  • Nạp thẻ & Download nhanh

    Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay

  • Nhận nhiều khuyến mãi

    Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay

NẠP THẺ NGAY