<p> Nghiên cứu thực trạng pháp luật HĐDVPL tại chương này đã làm rõ cơ sở pháp lý để các chủ thể HĐDVPL thỏa thuận thiết lập và thực hiện HĐDVPL; giúp cơ quan QLNN tăng cường QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực HĐDVPL nhằm đảm bảo an toàn về pháp lý cho các giao dịch của tổ chức, cá nhân; góp phần vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động, bảo vệ pháp chế, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân đối với hoạt động của cơ quan tư pháp. Trong chương này, tác giả đã tập trung phân tích, làm rõ một số nội dung chủ yếu của pháp luật về HĐDVPL tại Việt Nam. Gồm: pháp luật về chủ thể HĐDVPL; pháp luật về nội dung HĐDVPL; pháp luật về thực hiện HĐDVPL; pháp luật về điều kiện có hiệu lực của HĐDVPL và pháp luật về trách nhiệm do vi phạm HĐDVPL. Từ đó, chỉ ra những ưu điểm và bất cập của hệ thống pháp luật HĐDVPL về những vấn đề nêu trên, trên cơ sở đó định hướng cho việc hoàn thiện pháp luật tại chương tiếp theo. Đó là pháp luật về HĐDVPL chưa được phát triển đầy đủ, đồng bộ và thống nhất, còn nhiều điểm chưa phù hợp với thực tiễn hoạt động DVPL, do đó các chủ thể gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng. Cụ thể là: i) pháp luật về chủ thể HĐDVPL còn nhiều nội dung thể hiện sự bất cập, bất bình, như: điều kiện gia nhập thị trường của các nhà đầu tư kinh doanh DVPL trong nước với nhau và với nhà đầu tư nước ngoài; về quyền hành nghề giữa các tổ chức cung ứng các loại hình DVPL trong nước và tổ chức hành nghề nước ngoài tại Việt Nam; về người thực hiện DVPL; về quyền hành nghề cung ứng DVPL giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài;. ii) Pháp luật về nội dung HĐDVPL cũng còn nhiều vấn đề chưa được quy định hoặc quy định chưa rõ ràng, cụ thể. Như: nội hàm DVPL; chất lượng DVPL; thù lao DVPL; phương thức thực hiện DVPL, phương thức nghiệm thu, giao nhận kết quả công việc và trách nhiệm vật chất của chủ thể do vi phạm HĐDVPL; nghĩa vụ cung cấp thông tin của bên cung ứng DVPL và cơ chế kiểm soát rủi ro,.iii) Pháp luật về điều kiện có hiệu lực của HĐDVPL còn nhiều hạn chế, bất cập trong việc quy định các điều kiện về đối tượng HĐDVPL; về năng lực hành vi dân sự của người ký kết; về đảm bảo nguyên tắc giao kết; về tính hợp pháp của mục đích và nội dung HĐDVPL; iv) quy định về các biện pháp chế tài chưa thực sự khoa học và phù hợp với vi phạm HĐDVPL. </p>
(Bản scan) Trên con đường hội nhập nền kinh tế toàn cầu, việc đạt tới những tiến bộ khoa học công nghệ tin học dù là ở cấp độ nào cũng là đáng quý. Có thể chưa ...
2. Khuyến nghị 2.1. Nghị định 41 và Thông tư 14/2012 ra đời mà chưa có thử nghiệm trong khi các hướng dẫn chưa cụ thể và rõ ràng đang là một thách thức cho cá ...
KHUYẾN NGHỊ Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, nhằm bổ sung nguồn nhân lực phòng, chống HIV/AIDS tại các địa phương, chúng tôi đưa ra một số khuyến nghị sau: ...
KIẾN NGHỊ - Đề xuất các giải pháp xã hội: Tăng cường các dịch vụ TVXNTN cho PNMT ở các huyện, thành phố. Hàng năm TTYT các huyện, thành phố đề ra các chỉ tiêu ...
CHƯƠNG VI: KIẾN NGHỊ 1. Tỉnh cần có kế hoạch triển khai xét nghiệm sàng lọc HIV cho phụ nữ có thai nhằm phát hiện sớm để quản lý, điều trị dự phòng lây truyền ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay