Tóm tắt luận án Giáo dục đạo đức truyền thống với việc hình thành và phát triển nhân cách cho sinh viên khu vực Tây Nguyên trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay

<p> Về nội dung, hiện nay, nội dung chương trình đạo đức nói chung, giá trị đạo đức truyền thống dân tộc nói riêng đang được giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng cả nước nói chung và khu vực Tây Nguyên nói riêng nhìn chung vẫn còn nghèo nàn, chưa đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của sinh viên. Chỉ có các trường thuộc khối sư phạm, y dược và khoa học xã hội và nhân văn đưa môn đạo đức học vào giảng dạy. Còn các khối ngành còn lại chỉ giảng dạy một cách gián tiếp thông qua một số môn học hay các hình thức hoạt động chính trị -thực tiễn mà thôi. Nội dung các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc tương đối phong phú, bao quát bình diện rộng lớn. Thế nhưng khi giảng dạy (cả trực tiếp, lẫn gián tiếp) chỉ mới đề cập đến một sốgiá trị có tính chất cốt lõi, như chủ nghĩa yêu nước; chủ nghĩa nhân đạo; chủ nghĩa tập thể.và như vậy thì sự thiếu hụt về nội dung là rất lớn. Về phương pháp: Một là,trong giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc hiện nay, cần phải kết hợp nhuần nhuyễn giữa phương pháp giáo dục truyền thống với phương pháp giáo dục hiện đại, tránh sự áp đặt, giáo dục một chiều với những nội dung chung chung, trừu tượng, mà phải sử dụng các phương pháp sư phạm linh hoạt, mềm dẻo, tuỳ vào những ngành mà sinh viên đang theo học để truyền thụ cho họ. Hai là,để các giá trị đạo đức truyền thống từng bước thấm sâu vào tâm hồn, vào tâm tư, tình cảm, lý trí của sinh viên, hình thành những phẩm chất nhân cách cần thiết, đòi hỏi chúng ta phải biết đa dạng hóa các hình thức giáo dục giá trị đạo đức truyền thống. </p>

TÀI LIỆU LUẬN VĂN CÙNG DANH MỤC

TIN KHUYẾN MÃI

  • Thư viện tài liệu Phong Phú

    Hỗ trợ download nhiều Website

  • Nạp thẻ & Download nhanh

    Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay

  • Nhận nhiều khuyến mãi

    Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay

NẠP THẺ NGAY