Luận án đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về DVTD và phát triển DVTD, làm cơ sở cho việc hoạch định chiến lược, chính sách phát triển DVTD trong nền kinh tế. Bên cạnh đó, Luận án cũng đã tổng kết bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng chính sách nhằm phát triển DVTD ở một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới, từ đó, rút ra các bài học kinh nghiệm cho Lào. Có thể thấy DVTD tại Lào đã có sự phát triển nhanh chóng trong những năm qua với sự gia tăng của các TCTD, sự gia tăng sản phẩm tín dụng và sự chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng hợp lý. Tuy nhiên, đánh giá về hệ thống chính sách phát triển tín dụng vẫn cho thấy bên cạnh những thành tựu vẫn còn tồn tại những hạn chế về tính hiệu lực của chính sách; mức độ phù hợp của chính sách; tính công bằng giữa các thành phần kinh tế; mức độ bền vững trong chính sách phát triển DVTD; tính rõ ràng, minh bạch và ổn định của chính sách cho cả đối tượng cung cấp dịch vụ tín dụng lẫn các đối tượng hưởng thụ; tính kịp thời trong ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện. Để hoàn thiện chính sách phát triển tín dụng cần có sự phối hợp chặt chẽ của nhiều cơ quan chức năng, từ Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư . và hệ thống giải pháp trên nhiều góc độ: Hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước; Quy định rõ vai trò, trách nhiệm quản lý trong lĩnh vực tín dụng của các cơ quan quản lý Nhà nước và tăng cường sự phối kết hợp giữa các cơ quan; Hoàn thiện quy trình hoạch định, ban hành và thực thi chính sách; Hoàn thiện nội dung chính sách phát triển dịch vụ tín dụng; Hoàn thiện hệ thống công cụ thực hiện chính sách phát triển dịch vụ tín dụng; Hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý; Tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước; Hoàn thiện công tác thanh tra, giám sát hệ thống ngân hàng; Nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Lào; Tăng cường vai trò của các cơ quan quản lý Nhà nước trong vấn đề kết nối giữa các TCTD với các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Thêm vào đó, bên cạnh những nỗ lực từ phía các cơ quan quản lý Nhà nước, bản thân các TCTD và các doanh nghiệp, tổ chức vay vốn tín dụng trong nền kinh tế cũng cần chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh và đẩy mạnh thiết lập mối quan hệ giữa các TCTD với doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cũng như giữa các TCTD và giữa TCTD với các tổ chức kinh tế khác nhằm phát triển sản phẩm dịch vụ tín dụng và khai thác được nhiều cơ hội kinh doanh mới.
<p> Sự ra đời của Tứ Diệu Đế gắn liền với bối cảnh lịch sử, kinh tế, chính trị - xã hội của Ấn Độ đương thời. Đây là thời kỳ xã họi Ấn Độ t ...
<p> Việc phát triển trang trại cần phải thực hiện một số kiến nghị sau: Thực hiện liên kết các hộ nông dân đạt điều kiệ ...
<p> 1. Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Người đã mở ra một thời đại mới vẻ vang và hiển hách nhất cho lịch sử dân tộc: thời ...
<p> Luận án đưa ra 3 nhóm giải pháp cụ thể nhằm đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra xây dựng ở Việt Nam hiện nay bao gồm: nhóm giải phá ...
4. Một số đề xuất từ quá trình nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam Một là, nghiên cứu về BTHTWC cũng như công tác tuy ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay