Tiểu luận Nguyên nhân và phương pháp quản lý xung đột trong tổ chức hiện nay

<p> Xung đột trung bình/Tiềm năng cao: Tình huống thứ ba này thể hiện những xung đột ở mức trung bình. Các nhà quản lý và nhân viên có thể tạo ra các thách thức cho nhau, phản bác các suy nghĩ, đưa ra các giải pháp sáng kiếm hay vấn đề cần giải quyết. Nhận thức được mức độ nghiêm trọng của xung đột và kết quả mang lại từ xung đột đó, chúng ta tiến hành giải quyết xung đột lần lượt qua các bước sau: Bước 1: Lắng nghe. Cho dù bạn tin rằng bạn đã hiểu quan điểm của đối tượng xung đột, bạn vẫn nên lắng nghe những gì đối tượng nói. Cần phải giữ thái độ tích cực, nhận ra những cuộc xung đột có lợị cho tổ chức, cho tập thể. Trong lúc lắng nghe, bạn có thể đặt câu hỏi để làm rõ hơn bản chất vấn đề, xác định bản chất của xung đột. Lắng nghe một cách chủ động và cởi mở sẽ làm dịu đi không khí căng thẳng và cả hai bên sẽ cảm thấy thoải mái hơn để đưa ra ý kiến tích cực, thay vì cố gắng giành phần thắng về mình. Cần phải kìm chế cảm xúc khi kiểm tra. Không nên để cho cảm xúc dẫn dắt tiến trình. Nếu đồng nghiệp của bạn có những câu hỏi thẳng thắn, hãy cho họ cơ hội để nói hết những gì đã khiến cả hai hiểu nhầm. Bước 2: Tập hợp những thông tin liên quan. Thông thường chỉ lắng nghe thôi thì các xung đột khó có thể giải quyết được ngay. Bạn cẩn phải làm nổi bật lên lợi ích, nhu cầu cũng như điều bạn lo lắng bằng cách hỏi những người xung quanh về vấn đề mà bạn đang phải đối mặt, phải bảo đảm rằng bạn đang tôn trọng những ý kiến đóng góp của họ cũng như mong muốn họ góp phần trong việc giải quyết chúng. Cố gắng hiểu động lực và mục đích của họ cũng như hành động tiếp theo của bạn sẽ ảnh hưởng đến họ như thế nào. </p>

TÀI LIỆU LUẬN VĂN CÙNG DANH MỤC

TIN KHUYẾN MÃI

  • Thư viện tài liệu Phong Phú

    Hỗ trợ download nhiều Website

  • Nạp thẻ & Download nhanh

    Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay

  • Nhận nhiều khuyến mãi

    Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay

NẠP THẺ NGAY