<p> Hơn nữa, trồng và bảo vệ rừng hạ nguồn (rừng phòng hộ Cần Giờ) không chỉ là bảo vệ lá phổi xanh của thành phố mà còn có khả năng giữ đất rất hiệu quả, nhất là những loài cây có rễ nạng như cây đước, cây mắm .Đồng thời chúng cũng là đê chắn vững chắc làm giảm tốc độ xâm nhập mặn ở vùng cửa sông. -Một trong những biện pháp hiện nay đang được ứng dụng để giải quyết vấn đề xâm nhập mặn hiện nay là xây dựng các hồ chứa trên thượng lưu và hạ lưu. Thông thường, các hồ chứa này trữ nước phục vụ nhu cầu thuỷ điện.Tác động của các hồ chứa thuỷ điện ở vùng thượng lưu đối với hạ lưu có bốn điểm cơ bản sau: giảm dòng chảy lũ, tăng dòng chảy kiệt, giảm dòng chảy trung bình trong năm, ngăn đường đi của cá và nguy cơ vỡ đập gây úng ngập.Về mùa khô, khi nước sông cạn kiệt, nước từ các hồ chứa sẽ được xả vào các sông rạch nhằm làm thay đổi sự tương tác sông-biển. Bên cạnh việc xây dựng hồ chứa ở các vùng thượng lưu và hạ lưu, hệ thống đập tràn cũng là một giải pháp tốt ngăn chặn nước mặn xâm nhập qua đường sông và kênh dẫn. Khi nước biển thắng thế trong trong sự tương tác sông biển, phần nước nhẹ hơn sẽ tràn qua đập vào hệ thống sông, phần nước mặn nặng hơn sẽ bị ngăn lại. Theo dự báo, đến năm 2050, mực nước biển sẽ dâng cao 2m so với hiện nay. Nếu như dự báo trên chính xác thì các vùng đất thấp ven biển như bãi cạn san hô, ốc đảo san hô sẽ có nguy cơ bị ngập và khả năng xâm nhập mặn của nước biển vào lục địa là xu thế chung ở những vùng ven biển. Tuy nhiên, đây chỉ là những giải pháp tạm thời, trước mắt bởi vì các hồ chứa, các đập tràn nếu xét ở một khía cạnh nào đó thì chúng không hoàn toàn tốt cho quá trình xâm nhập mặn. Khi các hồ chứa chặn dòng ở thượng nguồn, vùng trung lưu sẽ thiếu nước, tạo điều kiện cho xâm nhập mặn đi vào sâu hơn và có xu hướng dịch chuyển dần về phía thượng nguồn. Ngoài ra, ở những nơi giao của nước ngọt và nước mặn là môi trường thuận lợi giúp các vật liệu trầm tích trầm tủa, ở những nơi này không thuận lợi để phát triển giao thông đường thuỷ, mặt khác, nước trong những vùng này lưu thông không thông dòng, không liên tục, bị tù động, dễ dàng bị ô nhiễm hoặc hoàn toàn làm mất khả năng tự làm sạch của nguồn nước. Bên cạnh đó, chính những đê chắn tự nhiên này cũng góp phần ngăn cản sự xâm nhập một cách hiệu quả. -Cần thường xuyên nạo vét kênh mương, sửa chữa bờ ao, cống bọng, cống kiểm soát mặn. -Đắp đập theo thời vụ, theo dõi diễn biến mặn để lấy nước tưới khi chưa có mặn. -Ở những vùng canh tác đan xem tôm-lúa cần có những giải pháp đóng mở cống hợp lý, kiểm soát ranh mặn, có các biện pháp kịp thời để nước mặn không làm sụt giảm năng suất cây trồng vật nuôi - Tăng khả năng cung cấp nước ngọt cho các vùng bị nhiễm mặn. -Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, bố trí thời vụ hợp lý để làm giảm lượng nước tưới mùa khô kiệt va thực thi tiết kiệm nguồn nước ngọt. -Nhà nước cần đầu tư, hỗ trợ cho việc xây dựng các tuyến đê biển, cống ngăn mặn, giữ ngọt, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ chắn sóng để phòng ngừa xâm nhập mặn. </p>
V. GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG VIỆC BẢO TỒN ĐDSH Nâng cao sự phối hợp giữa chính quyền địa phương các xã với nhau trong công tác quản lý. ...
Qua quá trình thực hiện chuyên đề vẫn còn một số vấn đề chưa thể giải quyết được, kính mong được xem xét: + Chưa có quy trình, quy phạm chuẩn về xây dựng bản ...
Sau 2 tháng tìm hiểu và nghiên cứu, cùng với quá trình tìm kiếm thu thập các tài liệu nay tôi đã hoàn thành xong đề tài “Tổng quan quy trình xử lí nước thải đô ...
Như vậy một quy trình xử lý nước nguồn phải qua rất nhiều giai đoạn, đặt biệt đối với loại nước nguồn có tính chất nhiễm bẩn cao như hàm lượng cặn lớn, độ màu, ...
Trong thời kz tăng trưởng kinh tế ngày càng phát triển, thì nhu cầu năng lượng cũng ngày càng tăng nhanh, trong khi khả năng cung cấp và lưu trữ có hạn. Chính ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay