Nguyên lí đối thoại trong tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến 2010

<p> Khuynh hướng phi sử thi, cảm hứng đời tư, thế sự, nhu cầu thể hiện nỗi buồn, bi kịch thân phận trở thành tư tưởng chủ đạo, đối lập với tiểu thuyết giai đoạn 1945 - 1975. Sự tương tác liên văn bản ở lối viết hậu hiện đại làm nên ý thức đối thoại sôi động của đời sống thể loại tiểu thuyết Việt Nam sau đổi mới. Bên cạnh đó, đối thoại trên bình diện tổ chức trần thuật từ người kể chuyện, điểm nhìn; diễn ngôn đối thoại; giọng điệu đa thanh là bổ trợ đắc lực, làm sáng rõ tư duy đổi mới của các nhà tiểu thuyết. Người kể chuyện và điểm nhìn không còn độc tôn, một người kể, một người đánh giá mà luôn luân phiên, trao quyền nhận xét, phản biện lẫn nhau trong môi trường đối thoại. Ngôn ngữ đối thoại, đối thoại trong độc thoại hay phản biện, phê phán giữa các ý thức ngôn ngữ khẳng định tính đa chiều trong ý thức, tư duy của nhân vật. Cuối cùng, sắc thái giọng điệu phong phú, đa dạng cùng với sự hòa âm, xen kẽ giữa các giọng tạo nên tính đa thanh của tiểu thuyết Việt Nam sau đổi mới. </p>

TÀI LIỆU LUẬN VĂN CÙNG DANH MỤC

TIN KHUYẾN MÃI

  • Thư viện tài liệu Phong Phú

    Hỗ trợ download nhiều Website

  • Nạp thẻ & Download nhanh

    Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay

  • Nhận nhiều khuyến mãi

    Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay

NẠP THẺ NGAY