Mối quan hệ biện chứng giữa hội nhập kinh tế với xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ

<p> Trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, sự tuỳ thuộc lẫn nhau về kinh tế ngày càng gia tăng, các nước trên thế giới đều rất coi trọn đến khả năng độc lập tự chủ về kinh tế nhằm đảm bảo lợi ích chính đáng của quốc gia, dân tộc mình trong cuộc cạnh tranh kinh tế gay gắt và để xác lập một vị thế chính trị nhất định trên trường quốc tế. Độc lập tự chủ về kinh tế phải được đặt trong mối quan hệ biện chứng với độc lập tự chủ về chính trị và các mặt khác để tạo thành sức mạnh tổng hợp của một quốc gia. Độc lập tự chủ vè kinh tế trước hết là không bị chi phối lệ thuộc vào bên ngoài về đường lối, chính sách phát triển kinh tế vào những điều kiện kinh tế chính trị mà họ muốn áp đặt cho ta trong trợ giúp, hợp tác song phương, đa phương,. mà những điều kiện ấy sẽ gây tổn hại cho chủ quyền quốc gia và lợi ích cơ bản của dân tộc. Độc lập tự chủ về kinh tế cũng có nghĩa là trước những chấn động của thị trường, của khủng hoảng kinh tế - tài chính, cũng như trước sự bao vây, cô lập từ bên ngoài vẫn giữ được sự ổn định và phát triển cần thiết, không bị sụp đổ về kinh tế, chính trị. Khác với trước đây khi nói đến độc lập tự chủ về kinh tế, nhiều người thường hình dung tới một nền kinh tế khép kín, tự cung tự cấp. Trong điều kiện hiện nay độc lập tự chủ về kinh tế phải là độc lập tự chủ trong phát triển kinh tế thị trường và chủ động hội nhập có hiệu quả với nền kinh tế thế giới, tích cực tham gia vào sự giao lưu, hợp tác, phân công lao động quốc tế trên cơ sở phát huy tốt nhất nội lực, lợi thế so sánh của quốc gia để cạnh tranh có hiệu qủa trên trường quốc tế. </p>

TÀI LIỆU LUẬN VĂN CÙNG DANH MỤC

TIN KHUYẾN MÃI

  • Thư viện tài liệu Phong Phú

    Hỗ trợ download nhiều Website

  • Nạp thẻ & Download nhanh

    Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay

  • Nhận nhiều khuyến mãi

    Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay

NẠP THẺ NGAY