Luận văn Thiền uyển tập anh từ góc nhìn văn chương

<p> Về ngôn ngữ, Thiền uyển tập anh thể hiện đúng tinh thần thiền với tôn chỉ bất lập văn tự, xem ngôn ngữ là phương tiện. Ngôn ngữ hàm súc, cái hàm súc phi logic không dựa trên cơ chế của sự liên tưởng, không chỉ là lời ít ý nhiều mà còn là ngôn bất tận ý. Ngôn ngữ uyên bác với những điển tích, thuật ngữ Phật giáo. Ngôn ngữ giản dị với những lời đối đáp thông tục, hóm hỉnh. Sự sóng đôi giản dị - uyên bác là do tác phẩm nằm ở điểm giao thoa của văn học dân gian và văn chương bác học, do sự kết hợp giữa văn ngôn và bạch thoại trong ngôn ngữ văn học Phật giáo trước thế kỷ XV. Công trình nghiên cứu của chúng tôi chỉ tìm hiểu về một tác phẩm ở một góc nhìn. Từ đó có thể mở ra nhiều hướng nghiên cứu khác với phạm vi rộng hơn: tìm hiểu giá trị văn chương của các tác phẩm văn xuôi Phật giáo thời Lý Trần, tìm hiểu loại hình tiểu truyện nhân vật trong văn học trung đại Việt Nam, tìm hiểu về loại hình tiểu truyện thiền sư ở Việt Nam trong so sánh với tác phẩm cùng loại hình của Trung Quốc – Ấn Độ – Nhật Bản, Khi thực hiện công trình nghiên cứu này, chúng tôi gặp nhiều khó khăn. Thứ nhất là rào cản ngôn ngữ. Bên cạnh rào cản ngôn ngữ, một rào cản khác cũng khó vượt không kém, đó là triết lý uyên áo của nhà Phật. Với một kẻ hậu sinh ngoại đạo, vượt qua hai rào cản này để tiếp cận tác phẩm thật không phải là điều đơn giản. Chính vì thế, luận văn không thể tránh khỏi sai sót. Rất mong sẽ nhận được những ý kiến đóng góp chân thành từ quý thầy cô và các bạn. </p>

TÀI LIỆU LUẬN VĂN CÙNG DANH MỤC

TIN KHUYẾN MÃI

  • Thư viện tài liệu Phong Phú

    Hỗ trợ download nhiều Website

  • Nạp thẻ & Download nhanh

    Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay

  • Nhận nhiều khuyến mãi

    Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay

NẠP THẺ NGAY