Luận văn Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các quốc gia Bắc Phi - Thực trạng và một số giải pháp phát triển

<p> Mỗi hiệp hội cần thành lập văn phòng đại diện tại những quốc gia tiềm năng đối với ngành hàng đó trên thị trường để thực hiện những biện pháp xúc tiến thương mại. Văn phòng đó sẽ phối hợp với thương vụ tiến hành những nghiên cứu thị trường, tìm hiểu và thực hiện chức năng môi giới đối tác, tư vấn về sản phẩm và về các đối tác xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp thành viên bằng cách đẩy nhanh hoạt động khảo sát trên các thị trường trọng điểm. Trong thời gian qua, việc hiệp hội tổ chức cho doanh nghiệp đi khảo sát thị trường thường không đem lại kết quả như mong muốn vì trong một khoảng thời gian hạn hẹp, doanh nghiệp không có điều kiện tìm hiểu và bàn bạc kỹ các bước thực hiện cam kết. Kết quả là các thỏa thuận sau đó thường bị bỏ ngỏ không đi đến kết quả cuối cùng. Theo ý kiến của các chuyên gia, chỉ nên tổ chức từng đoàn gồm 5 – 6 doanh nghiệp, có sự bố trí và sắp xếp của thương vụ, đại sứ quán nước ta tại nước sở tại. Nếu chưa có thương vụ, có thể nhờ Phòng thương mại hoặc Bộ công thương nước sở tại giúp khâu tổ chức và giới thiệu. Ngược lai, hiệp hội hoặc các doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu thị trường cũng nên trực tiếp mời các doanh nghiệp, doanh nhân đối tác vào Việt Nam, góp phần vào việc quảng bá các mặt hàng, sản phẩm của Việt Nam hoặc mở ra những khả năng, nhu cầu mới đối với khách hàng. o Tham gia hội chợ: đây là cơ hội tốt để doanh nghiệp hai bên có điều kiện gặp gỡ tìm hiểu, đàm phán và ký kết hợp đồng. Xúc tiến thương mại theo hình thức này thực sự giảm được chi phí, tiết kiệm thời gian và mang lại hiệu quả cao. Việc sản phẩm của một số doanh nghiệp Việt Nam có mặt tại các cuộc triển lãm, hội chợ quốc tế lớn tổ chức thường niên ở các nước Bắc Phi như: hội chợ quốc tế Alger (An-giê-ri), Hội chợ quốc tế Cairo (Ai Cập) bước đầu cho thấy tính khả thi của phương thức xúc tiến thương mại trực 98 tiếp. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao, các doanh nghiệp cần tìm hiểu cụ thể các thông tin liên quan trước khi tham gia hội chợ, triển lãm như: nội dung, thời gian, yêu cầu, quy định. để có sự chuẩn bị đầy đủ và chu đáo về nguồn hàng và những nội dung cần đáp ứng khác. o Khảo sát để mở các trung tâm giới thiệu sản phẩm, kho ngoại quan nhằm hỗ trợ tích cực cho việc mở rộng và đẩy mạnh hoạt động bán hàng trực tiếp với các đối tác nước ngoài, giảm chi phí trung gian, nâng cao sức cạnh tranh và mở rộng kênh phân phối. Với những cơ sở này, không chỉ sản phẩm của các doanh nghiệp có nhu cầu thâm nhập thị trường mà cả những hàng hóa tham gia triển lãm được lưu lại đây sau khi kết thúc triển lãm có điều kiện tiếp tục được giới thiệu với những doanh nghiệp muốn đặt quan hệ hợp tác. o Tận dụng mối quan hệ và sự giúp đỡ, tư vấn của cộng đồng người Việt ở Bắc Phi. Cộng đồng người Việt tuy không đông đảo như ở các châu lục khác, song cũng được hình thành từ khá lâu đời và có nhiều đóng góp trong đời sống chính trị, xã hội và kinh tế thương mại của các nước sở tại. Họ có thể cung cấp những thông tin hữu ích hoặc thông qua các mối quan hệ quen biết giới thiệu doanh nghiệp với các nhân vật, tổ chức có uy tín. Duy trì và phát triển mối quan hệ với cộng đồng người Việt ở nước sở tại sẽ có nhiều cơ hội thúc đẩy giao lưu, buôn bán với thị trường Bắc Phi. </p>

TÀI LIỆU LUẬN VĂN CÙNG DANH MỤC

TIN KHUYẾN MÃI

  • Thư viện tài liệu Phong Phú

    Hỗ trợ download nhiều Website

  • Nạp thẻ & Download nhanh

    Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay

  • Nhận nhiều khuyến mãi

    Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay

NẠP THẺ NGAY