Luận văn Nghiên cứu đáp ứng phổ của bức xạ vũ trụ lên đầu dò NaI(Tl) 7.62 cm x 7.62 cm bằng mô phỏng Geant4

<p> Trong luận văn này, chúng tôi đã thực hiện mô phỏng nghiên cứu đáp ứng bức xạ vũ trụ lên hệ đo NaI(Tl) model 802 của hãng Canberra dựa trên nền tảng GEANT4 để xây dựng hệ đo, tương tác vật lý, kết hợp sử dụng phần mềm CRY để tạo nguồn bức xạ vũ trụ tới hệ đo. Từ đó, đánh giá lại sự đúng đắn của quá trình thực nghiệm. Cụ thể các kết quả đạt được như sau: 1. Xây dựng chi tiết hình học hệ đo trên code GEANT4 gồm: đầu dò nhấp nháy plastic, đầu dò NaI(Tl), buồng chì, bố trí thí nghiệm mô phỏng đúng với thực nghiệm. 2. Khai báo được các quá trình tương tác vật lý của nguồn vũ trụ với vật chất trong hệ đo trong GEANT4. 3. Tạo nguồn bức xạ vũ trụ tới (bao gồm neutron, proton, electron, muon, gamma) với các thông tin năng lượng tới, vị trí, hướng bắn, điện tích từ phần mềm CRY. 4. Thực hiện mô phỏng ghi nhận đáp ứng phổ bức xạ vũ trụ trên hai đầu dò nhấp nháy plastic và đầu dò NaI(Tl). Kết quả cho thấy, phổ năng lượng được hấp thụ khi bức xạ vũ trụ đi qua đầu dò nhấp nháy plastic có đỉnh nằm ở vùng 6 MeV. Đối với đầu dò NaI(Tl), chúng tôi ghi nhận được giải năng lượng từ 0.2 MeV đến 70 MeV. Ở vùng năng lượng thấp (0.2 – 3 MeV) phổ năng lượng xuất hiện đỉnh 0.511 MeV do bức xạ hãm thứ cấp gây ra khi bức xạ vũ trụ tương tác với vật liệu che chắn xung quanh (buồng chì), ở vùng năng lượng cao (3 – 70 ) MeV có đỉnh phổ khoảng 40 MeV do cơ chế tương tác trực tiếp của bức xạ vũ trụ với tinh thể NaI(Tl) bề dày 7.62 cm. Còn nền phổ liên tục được biết do các bức xạ thứ cấp sinh ra từ bức xạ vũ trụ tới tương tác với buồng chì và NaI(Tl). 5. So sánh kết quả mô phỏng và thực nghiệm thấy rằng dạng phổ phù hợp tốt. </p>

TÀI LIỆU LUẬN VĂN CÙNG DANH MỤC

TIN KHUYẾN MÃI

  • Thư viện tài liệu Phong Phú

    Hỗ trợ download nhiều Website

  • Nạp thẻ & Download nhanh

    Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay

  • Nhận nhiều khuyến mãi

    Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay

NẠP THẺ NGAY