Luận văn Giao lưu văn hóa việt – Khmer ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (1975 – 2000)

Hiện nay song song với nhiệm vụ trọng tâm là phát triển kinh tế, việc xây dựng nền văn hóa văn minh hiện đại, trong đó bảo tồn và phát huy văn hóa bản địa là việc làm vô cùng cần thiết trong hệ thống giáo dục Việt Nam, đặc biệt trong giáo dục trung học phổ thông và đại học hiện nay. Những trí thức Việt Nam trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nền kinh tế tri thức toàn cầu phải là những hiền tài, nguyên khí của quốc gia, mang đầy đủ bản lĩnh, bản sắc và tinh hoa của dân tộc Việt. Phải làm sao để các giá trị truyền thống của 4.000 năm văn hiến lan tỏa thành giá trị đặc thù của nền văn hóa Việt. Hiện nay và trong tương lai, đất nước Việt Nam chúng ta đang trên đà phát triển và từng bước khẳng định vị trí của mình trên trường quốc tế. Phát huy những yếu tố văn hóa dân tộc, trên cơ sở đó tạo nên sự giao lưu văn hóa giữa các dân tộc hay giữa các nước trên thế giới, tạo nền tảng của việc mở rộng quan hệ ngoại giao. Cùng với quá trình toàn cầu hóa, quá trình giao lưu văn hóa càng trở nên mạnh mẽ. Đó như một quy luật tất yếu mà không một nền văn hóa nào có thể đứng ngoài. Mỗi một nền văn hóa muốn phát triển, tiến ngang tầm thời đại thì không thể tự khép mình, đóng cửa với những “luồng gió” văn hóa mới.

TÀI LIỆU LUẬN VĂN CÙNG DANH MỤC

TIN KHUYẾN MÃI

  • Thư viện tài liệu Phong Phú

    Hỗ trợ download nhiều Website

  • Nạp thẻ & Download nhanh

    Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay

  • Nhận nhiều khuyến mãi

    Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay

NẠP THẺ NGAY