Luận văn Giao lưu văn hóa Việt - Chăm ở Ninh Thuận từ 1832 đến 2012

1. Cần tăng cường hơn nữa việc phổ biến và truyền dạy chữ Chăm ở Việt Nam. Hiện nay, mặc dù chữ Chăm đang được dạy trong các trường tiểu học, nhưng đang bị giảm dần, vì có sự khác nhau về cách thể hiện, phát âm và ký tự, giữa các vùng Ninh Thuận, Bình Thuận và An Giang. Do đó, cần nghiên cứu chữ viết, đặc biệt là chuẩn sách giáo khoa dạy chữ Chăm cho học sinh phổ thông ở Ninh Thuận, Bình Thuận và khuyến khích ở An Giang. Đồng thời, có chính sách ưu tiên hỗ trợ các giáo viên người Chăm, dạy chữ Chăm. 2. Hiện nay, có không ít tồn tại và bất cập trong các hoạt động trình diễn nghệ thuật Chăm. Nghệ thuật trình diễn, đặc biệt là ca, múa bị biến cải, cách tân tùy tiện, dàn dựng cẩu thả, sai lệch với truyền thống dân gian Chăm, trong đó, có vấn đề sử dụng âm nhạc. Do đó, cần tập trung nghiên cứu thấu đáo và sâu sắc về những loại hình di sản văn hóa nghệ thuật đặc sắc này để có những biện pháp bảo tồn, phát huy, phát triển một cách phù hợp. Đồng thời, cần quan tâm đến phổ biến, truyền dạy các bộ môn nghệ thuật một cách hệ thống, bài bản. 3. Hiện nay, trong cộng đồng người Chăm vẫn duy trì nhiều loại lịch khác nhau và cách tính lịch khác nhau. Điều này gây ra một số khó khăn trong sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng và sản xuất nông nghiệp của người dân. Do đó, việc thống nhất lịch sẽ đem lại nhiều lợi ích cho đồng bào Chăm

TÀI LIỆU LUẬN VĂN CÙNG DANH MỤC

TIN KHUYẾN MÃI

  • Thư viện tài liệu Phong Phú

    Hỗ trợ download nhiều Website

  • Nạp thẻ & Download nhanh

    Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay

  • Nhận nhiều khuyến mãi

    Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay

NẠP THẺ NGAY