<p> Nhân lực luôn là vấn đề mấu chốt để một doanh nghiệp thành công trong kinh doanh. Vì thế mọi vấn đề của doanh nghiệp đều cần và trước hết được thực hiện thông qua một đội ngũ từ lãnh đạo cấp cao đến nhân viên và người lao động có năng lực và trình độ nhất định. Doanh nghiệp phải xây dựng được chiến lược đào tạo và được thực hiện có kế hoạch một cách nhất quán và theo những định hướng được lựa chọn thận trọng, phù hợp với chiến lược phát triển chung của doanh nghiệp, thậm chí song hành với chiến lược chung của doanh nghiệp với tầm nhìn ít nhất 5-10 năm. Mức đầu tư cho hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phải đạt một tỷ lệ hợp lý trong quỹ tiền lương của doanh nghiệp, đẩy mạnh các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng là giải pháp quan trọng hàng đầu để tăng cường quản lý và khai thác có hiệu quả cơ sở tri thức của doanh nghiệp. Nội dung cần đào tạo, bồi dưỡng bao gồm cả các kỹ năng, tri thức chuyên môn, nghiệp vụ lẫn các kỹ năng nghiên cứu, khai thác, sử dụng tri thức vào các hoạt động của doanh nghiệp và chia sẻ các tri thức đó với các đồng nghiệp. Các biện pháp được đề xuất trong nhóm giải pháp này là: - Thường xuyên bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý và lãnh đạo của đội ngũ lãnh đạo đơn vị, thông qua các lớp bồi dưỡng kỹ năng hoặc theo học các lớp tập trung, đặc biệt là các lớp về quản trị doanh nghiệp, marketing, kỹ năng xuất nhập khẩu, kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế. Các DNNVV cần gia tăng chi phí cho đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ nghiệp vụ để có thể cập nhật được những kiến thức và công nghệ hiện đại, khai thác tối đa hiệu quả của trang thiết bị cũng như mạng lưới cơ sở hạ tầng hiện có. - Định kỳ kiểm tra tay nghề của người lao động và mở các lớp bồi dưỡng nâng cao tay nghề theo cách mở trực tiếp tại doanh nghiệp hoặc cử người theo học các lớp tập trung dài hạn và ngắn hạn tại các cơ sở đào tạo. Theo Báo cáo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương thì số lao động có tay nghề cao hoặc được đào tạo chính thức ở Việt Nam, đặc biệt là trong các DNNVV rất thấp (chẳng hạn trong ngành nông nghiệp chiếm 60% tổng số lao động trong cả nước, nhưng chỉ có 3,85% số người được đào tạo) [7]. Kỷ luật trong lao động của người Việt Nam nói chung và tại các DNNVV cũng rất thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Vì thế, bên cạnh việc bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho người lao động, các DNNVV cần có những biện pháp tăng cường kỷ luật lao động cho người lao động thông qua các quy định nội bộ, đối xử công bằng, đảm bảo chế độ bảo hiểm xã hội và giáo dục thường xuyên cho người lao động. - Tăng cường bồi dưỡng kiến thức ngoại ngữ và tin học cho đội ngũ nhân viên kinh doanh để có thể chủ động ứng phó với các tình huống bất định của thị trường và khai thác tốt các nguồn thông tin trên các phương tiện khác nhau, nhất là qua mạng internet. </p>
(Bản scan) Trên con đường hội nhập nền kinh tế toàn cầu, việc đạt tới những tiến bộ khoa học công nghệ tin học dù là ở cấp độ nào cũng là đáng quý. Có thể chưa ...
2. Khuyến nghị 2.1. Nghị định 41 và Thông tư 14/2012 ra đời mà chưa có thử nghiệm trong khi các hướng dẫn chưa cụ thể và rõ ràng đang là một thách thức cho cá ...
KHUYẾN NGHỊ Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, nhằm bổ sung nguồn nhân lực phòng, chống HIV/AIDS tại các địa phương, chúng tôi đưa ra một số khuyến nghị sau: ...
KIẾN NGHỊ - Đề xuất các giải pháp xã hội: Tăng cường các dịch vụ TVXNTN cho PNMT ở các huyện, thành phố. Hàng năm TTYT các huyện, thành phố đề ra các chỉ tiêu ...
CHƯƠNG VI: KIẾN NGHỊ 1. Tỉnh cần có kế hoạch triển khai xét nghiệm sàng lọc HIV cho phụ nữ có thai nhằm phát hiện sớm để quản lý, điều trị dự phòng lây truyền ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay