Luận văn Di sản khảo cổ học trong bối cảnh đương đại (qua nghiên cứu trường hợp khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội)

<p> Trong những năm gần đây, nhiều di sản khảo cổ học đã được quan tâm và được xếp hạng di tích cấp tỉnh, cấp quốc gia, thậm chí được đề cử di sản thế giới. Tuy nhiên, từ thực tế hiện nay, có thể thấy để bảo vệ và phát huy tốt di sản khảo cổ học của nước ta, ngoài sự nỗ lực của các cơ quan nghiên cứu và tổ chức quản lý di sản cần phải có sự tham gia tích cực của cộng đồng và sự hiệp lực của các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương. Trong đó, mô hình “khảo cổ học cộng đồng” đang manh nha hình thành tại Việt Nam là một xu hướng bảo tồn mới, có hiệu quả tại Đông Nam Á. Qua mô hình nay, cộng đồng được làm chủ và được hưởng lợi từ chính di sản khảo cổ; trách nhiệm và quyền lợi song hành trong đời sống thường nhật của người dân giúp cho di tích được bảo vệ và phát huy. Mô hình tăng cường sự tương tác giữa người nghiên cứu khảo cổ với công chúng, phổ biến kiến thức khảo cổ cho mọi người đồng thời rút ngắn khoảng cách, mang những thành tựu của di sản phục vụ đời sống cộng đồng và tìm kiếm sự ủng hộ cũng như đồng cảm của cộng đồng đối với giá trị di sản. Nhưng để có thể thực hiện một cách hiệu quả mô hình ấy, bên cạnh những nỗ lực của giới khoa học thì cần phải có hành lang và cơ sở pháp lý tương thích và những chiến lược, chương trình giáo dục ý thức cộng đồng, nâng cao kiến thức không chỉ cho người dân mà còn cho cả các cấp quản lý cùng các ngành có liên quan. Chỉ có như vậy di sản khảo cổ học mới có được đời sống riêng trong bối cảnh đương đại hiện nay. </p>

TÀI LIỆU LUẬN VĂN CÙNG DANH MỤC

TIN KHUYẾN MÃI

  • Thư viện tài liệu Phong Phú

    Hỗ trợ download nhiều Website

  • Nạp thẻ & Download nhanh

    Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay

  • Nhận nhiều khuyến mãi

    Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay

NẠP THẺ NGAY