Luận văn Đặc sắc bút pháp tự sự trong truyện ngắn của Nam Cao và Lỗ Tấn

Từ việc đối sánh như trên, chúng tôi có cơ sở để khẳng định: Sở dĩ các truyện ngắn của Nam Cao và Lỗ Tấn để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc không chỉ vì cái nhà văn kể mà còn là “cách kể” của nhà văn. Đó không chỉ là những con người, những số phận, những trải nghiệm cuộc sống, những vấn đề mang tính lịch sử và thời đại được trình bày trong tác phẩm mà còn là nghệ thuật kể chuyện. Trong các truyện ngắn của Nam Cao và Lỗ Tấn, hai nhà văn đã tạo ra được những nét riêng trong nghệ thuật kểchuyện, biểu hiện cụ thể ở cách lựa chọn điểm nhìn trần thuật, ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật; khéo léo lựa chọn cho mình một cách kể chuyện phù hợp để chuyển tải ý nghĩa câu chuyện tới người đọc một cách hiệu quả nhất. Có lúc hai nhà văn sử dụng điểm nhìn bên ngoài của người kể chuyện hàm ẩn làm cho câu chuyện mang tính tự nhiên, khách quan; có lúc lại sử dụng điểm nhìn trần thuật bên trong của người kể chuyện xưng “tôi” để giúp nhà văn bộc lộ tình cảm, cảm xúc, suy nghĩ của mình, làm tăng thêm tính chất trữ tình và sắc thái tự truyện cho tác phẩm; nhưng có lúc hai nhà văn lại sử dụng điểm nhìn di chuyển càng làm tăng thêm sức hấp dẫn mới lạ, độc đáo, đa thanh sắc, câu chuyện được kể hiện lên thật sinh động, chân thật. Ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật của tác phẩm là hai trong số những yếu tố tạo nên phong cách nghệ thuật của nhà văn. Truyện ngắn của Nam Cao và Lỗ Tấn sở dĩ đi vào lòng người một phần chính là ở việc sử dụng ngôn ngữ trần thuật đa thanh, phức điệu; ngôn ngữ nhân vật đầy biến hóa, linh hoạt; giọng điệu tự sự khách quan, lạnh lùng và mỉa mai, châm biếm, hài hước nhưng luôn chan chứa lòng yêu thương con người của hai tác giả.

TÀI LIỆU LUẬN VĂN CÙNG DANH MỤC

TIN KHUYẾN MÃI

  • Thư viện tài liệu Phong Phú

    Hỗ trợ download nhiều Website

  • Nạp thẻ & Download nhanh

    Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay

  • Nhận nhiều khuyến mãi

    Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay

NẠP THẺ NGAY