Để một nền kinh tế đảm bảo được tính bền vững của tài khóa thì đòi hỏi phải có một tỷ suất nợ trên GDP ổn định. Khi có một tỷ suất nợ trên GDP ổn định thì cho dù chính phủ đi vay để thực thi chính sách ngân sách có bội chi để chi tiêu cho đầu tư phát triển cũng không làm mất khả năng thanh toán, nền tài chính quốc gia vẫn duy trì được sự ổn định cần thiết. Khi tỷ suất nợ trên GDP không được duy trì ổn định mà có xu hướng tăng dần theo thời gian thì nguy cơ xảy ra khủng hoảng nợ rất lớn. Nhìn chung trong giai đoạn 2000-2013, Việt Nam duy trì được những điều kiện cần thiết để đảm bảo tính bền vững của tài khóa. Mức độ thâm hụt NS thực tế hàng năm là thấp hơn hoặc xấp xỉ ngưỡng thâm hụt NS cho phép để duy trì tỷ suất nợ trên GDP. Chênh lệch giữa lãi suất với tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam hàng năm trong giai đoạn 2000-2013 luôn âm, qua đó cho thấy NSNN có thể có bội chi ngân sách cơ bản. Bên cạnh đó, theo những tiêu chí của các tổ chức quốc tế như WB và IMF thì Việt Nam được đánh giá là quốc gia có đủ khả năng trả nợ, chưa có nguy cơ khủng hoảng nợ. Tuy nhiên, trong khoảng hơn một thập kỉ qua thâm hụt ngân sách của Việt Nam diễn ra liên tục và mức độ thâm hụt trung bình kể từ năm 2008 đến nay cao hơn so với trung bình của những năm trước đó và có xu hướng tăng cao hơn trong những năm sắp tới. Nền kinh tế đang phục hồi chậm, trong điều kiện đó, nếu lãi suất thực có xu hướng tăng lên hàng năm và vượt quá tốc độ tăng trưởng kinh tế thì nguy cơ bùng nổ nợ ở Việt Nam sẽ xảy ra. Bên cạnh đó, cơ chế chính sách quản lý tài chính công nói chung, quản lý thu - chi NSNN và nợ công nói riêng tại Việt Nam vẫn còn rất nhiều hạn chế. Vì vậy, để hạn chế những rủi ro và tăng cường sự bền vững của tài khóa, Chính phủ Việt Nam cần có những chính sách theo hướng kiềm chế tốc độ tăng của tỷ lệ thâm hụt ngân sách, từng bước giảm dần thâm hụt ngân sách và quy mô nợ công kết hợp với các biện pháp nâng cao hiệu quả thu chi NSNN, đẩy mạnh xã hội hóa, hạn chế tới mức tối đa tình trạng tham nhũng dưới mọi hình thức.
<p> Sự ra đời của Tứ Diệu Đế gắn liền với bối cảnh lịch sử, kinh tế, chính trị - xã hội của Ấn Độ đương thời. Đây là thời kỳ xã họi Ấn Độ t ...
<p> Việc phát triển trang trại cần phải thực hiện một số kiến nghị sau: Thực hiện liên kết các hộ nông dân đạt điều kiệ ...
<p> 1. Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Người đã mở ra một thời đại mới vẻ vang và hiển hách nhất cho lịch sử dân tộc: thời ...
<p> Luận án đưa ra 3 nhóm giải pháp cụ thể nhằm đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra xây dựng ở Việt Nam hiện nay bao gồm: nhóm giải phá ...
4. Một số đề xuất từ quá trình nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam Một là, nghiên cứu về BTHTWC cũng như công tác tuy ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay