Luận án Pháp luật về tổ chức tài chính vi mô ở Việt Nam

<p> Vấn đề thứ nhất: cụ thể hóa các tiêu chuẩn của Thành viên BKS. Cũng tương tự như khi xác định tiêu chuẩn của Tổng giám đốc đã phân tích ở trên, các tiêu chuẩn áp dụng đối với chức danh thành viên BKS được quy định trong Thông tư 02 cũng thể hiện bằng những tiêu chí khá mơ hồ và lỏng lẻo109 nên cần phải có một sự thay đổi nhằm tạo cơ sở pháp lý hợp lý và vững chắc cho các tổ chức TCVM xây dựng BKS cho mình; Vấn đề thứ hai: bổ sung thẩm quyền bãi nhiệm, miễn nhiệm chức danh Trưởng BKS. Cụ thể, theo quy định tại Khoản 2 Điều 47 Luật các TCTD 2010, chức danh được bầu các thành viên BKS. Tuy nhiên, điều luật này chỉ quy định BKS có quyền bầu Trưởng ban mà không đề cập đến quyền bãi nhiệm hay miễn nhiệm. Như vậy, đây được xem là một bất cập của pháp luật cần phải được khắc phục. Theo tinh thần của Thông tư 02 (Điểm 38.3) thì quyền bãi nhiệm chức danh Trưởng BKS thuộc về Hội nghị thành viên – cơ quan tương tự như HĐTV hiện nay – trên cơ sở đề nghị của thành viên BKS. Chúng tôi cho rằng đây cũng không phải là một cách tiếp cận hợp lý bởi cũng một chức danh nhưng cơ quan tiếp lập và cơ quan bãi nhiệm lại là nhưng cơ quan hoàn toàn khác nhau, thậm chí cơ quan có quyền bãi nhiệm lại chính là đối tượng bị kiểm tra, giám sát bởi BKS. Chính vì vậy, chúng tôi kiến nghị cần có quy định bổ sung quyền miễn nhiệm, bãi nhiệm chức danh Trưởng BKS cho chính các thành viên BKS – những người đã bầu nên chức danh này. Theo một logic chung đối với các chức danh của tổ chức TCVM, việc miễn nhiệm, bãi nhiệm này cũng cần được Thống đốc NHNN phê chuẩn. </p>

TÀI LIỆU LUẬN VĂN CÙNG DANH MỤC

TIN KHUYẾN MÃI

  • Thư viện tài liệu Phong Phú

    Hỗ trợ download nhiều Website

  • Nạp thẻ & Download nhanh

    Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay

  • Nhận nhiều khuyến mãi

    Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay

NẠP THẺ NGAY