Luận án Những biến đổi kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Phước thời Pháp thuộc (1862 – 1945)

Tóm lại, biến đổi kinh tế - xã hội Bình Phước thời Pháp thuộc (1862 – 1945) xuất phát từ sự biến đổi của kinh tế. Quá trình biến đổi kinh tế diễn ra mạnh, chủ yếu trong ngành trồng và khai thác cao su, làm xã hội cũng biến đổi theo. Những biến đổi kinh tế - xã hội chịu sự tác động trực tiếp của chính sách khai thác thuộc địa, diễn ra chủ yếu ở vùng kinh tế phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa, tập trung ở khu vực đồn điền cao su. Biến đổi kinh tế - xã hội diễn ra không đều, giai đoạn 1919 – 1945 sự biến đổi diễn ra mạnh hơn các giai đoạn trước, làm nổi bật nét đặc thù trong biến đổi kinh tế - xã hội địa phương. Một số tầng lớp và giai cấp xã hội mới hình thành từ cuộc khai thác lần thứ nhất, sang cuộc khai thác lần thứ hai mới trưởng thành và có sự phân hóa rõ hơn. Mâu thuẫn về quyền lợi kinh tế và chính trị xã hội được giải quyết triệt để bằng những cuộc đấu tranh xã hội quyết liệt. Những đóng góp về công sức, trí tuệ của cộng đồng người dân tộc thiểu số tại chỗ và cả người nhập cư trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội địa phương rất đáng trân trọng. Trong số đó, vai trò của người kinh nổi trội hơn. Chính họ đã làm cho mảnh đất hoang nhàn trở nên xanh tươi. Về phía tư bản Pháp, ngót một trăm năm xâm chiếm, cai trị vùng đất Bình Phước của chúng đã ghi vào lịch sử chiến tranh xâm lược phi nghĩa và tội ác. Tuy nhiên, với quá trình xâm lược, hệ quả khách quan ngoài ý muốn thực dân của Pháp, đã diễn ra quá trình giao lưu văn hóa, khoa học kĩ thuật, trong đó sự du nhập của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa là rõ rệt hơn cả. Nó góp phần làm thay đổi nhất định hoạt động kinh tế của người dân tộc thiểu số tại chỗ.

TÀI LIỆU LUẬN VĂN CÙNG DANH MỤC

TIN KHUYẾN MÃI

  • Thư viện tài liệu Phong Phú

    Hỗ trợ download nhiều Website

  • Nạp thẻ & Download nhanh

    Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay

  • Nhận nhiều khuyến mãi

    Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay

NẠP THẺ NGAY