Luận án Nghiên cứu diễn biến và giải pháp chỉnh trị đoạn sông phân lạch - Ứng dụng cho sông Cửu Long

<p> Trong chƣơng 3, kết quả nghiên cứu về các sơ đồ bố trí không gian công trình chỉnh trị xuất phát từ các điều kiện của đoạn sông phân lạch Cù lao Ông Hổ trên sông Hậu, là đoạn sông phân lạch trên tuyến sông hơi cong. Để xem xét khả năng mở rộng phạm vi ứng dụng của các sơ đồ đã đề xuất, trong chƣơng này lựa chọn đoạn sông phân lạch trên tuyến sông cong gấp trên sông Tiền để ứng dụng. Đó là đoạn sông từ Tân Châu đến Hồng Ngự, là 1 đoạn sông trọng điểm nghiên cứu từ nhiều năm nay, lại có khá đầy đủ số liệu cơ bản phục vụ cho phân tích, tính toán. Đoạn sông Tân Châu- Hồng Ngự (TC-HGN) là đoạn sông phân lạch ở thƣợng lƣu sông Tiền, bờ phải thuộc tỉnh An Giang, bờ trái thuộc tỉnh Đồng Tháp. Bãi giữa là Cù lao Long Khánh, thuộc huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp (hình 4.1). Từ Tân Châu, sông Tiền chia thành 3 lạch, trong đó sông Cái Vừng ở bờ phải, là lạch nhỏ nhất và tƣơng đối ổn định ở mức phân lƣu từ 5% đến 6% lƣu lƣợng toàn sông. Trong chƣơng này, chỉ là 1 ví dụ ứng dụng sơ đồ bố trí không gian công trình chỉnh trị, để đơn giản không xét đến sự tham gia của sông Cái Vừng. Cù lao Long Khánh chia sông Tiền thành 2 lạch: Lạch tả tạm gọi là lạch Hồng Ngự (HGN), là một đoạn sông cong, dài khoảng 15km, đỉnh cong tại Ấp Thị, xã Thƣờng Lạc; Lạch hữu tạm gọi là lạch Long Khánh (LK), cũng là một đoạn sông hơi cong, bờ lõm nằm phía bên phải thuộc địa phận xã Long Thuận, có chiều dài khoảng 11,6km. </p>

TÀI LIỆU LUẬN VĂN CÙNG DANH MỤC

TIN KHUYẾN MÃI

  • Thư viện tài liệu Phong Phú

    Hỗ trợ download nhiều Website

  • Nạp thẻ & Download nhanh

    Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay

  • Nhận nhiều khuyến mãi

    Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay

NẠP THẺ NGAY