Luận án Nghiên cứu chuyển pha trong mô hình Sigma tuyến tính

1- Trong giới hạn chiral chuyển pha chiral đối với UQ luôn là chuyển pha loại 1. Trong khi đó, đối với TQ, tùy thuộc vào giá trị của độ dài rút gọn mà chuyển pha chiral có thể chuyển từ loại 1 sang loại 2 qua điểm tới hạn. 2- Trong thế giới vật lý, diễn biến chuyển pha chiral đối với UQ cho vùng mà à = 0, 50, 200 MeV khá giống nhau: chuyển từ chuyển pha loại 1 sang dịch chuyển trơn qua điểm tới hạn CEP. Đối với TQ thì chỉ có dịch chuyển trơn. Tiếp theo ta khảo sát mối quan hệ giữa chuyển pha chiral và lý thuyết Hohenberg [31], theo đó ngưng tụ Bose-Einstein không thể xảy ra trong hệ có số chiều không gian d = 2. Ta hãy khảo sát ngưng tụ chiral ở vùng a lớn cho cả UQ và TQ trong giới hạn chiral. a- Với UQ, tính chất chung của các giản đồ pha là chúng đều tiến tới 0 khi a tăng lên. Như thế ngưng tụ chiral tiến tới 0 khi T tăng. Minh họa cho điều này, trên hình 3.17 chúng tôi vẽ sự phụ thuộc này tại à = 50 MeV và một vài giá trị nhiệt độ. Kết hợp hình vẽ này với hình 3.6(b) chúng ta có thể kết luận rằng u dần tới 0 khi a tăng. Điều này chứng tỏ lý thuyết Hohenberg đúng cho UQ. Kết luận này đúng cho tất cả các trường hợp khác. b- Với TQ, các giản đồ pha đều cho thấy chúng có một giá trị nhiệt độ T = T min (T min phụ thuộc à) mà sự phụ thuộc a của ngưng tụ chiral trong vùng T < T min tương đối khác so với vùng T > T min. Để minh họa cho điều này, chúng tôi lấy ví dụ tại à = 50 MeV để vẽ đồ thị u(a) cho hai vùng là 0 < T < Tmin = 104 MeV và 104 MeV < T < +8 như trên hình 3.18.

TÀI LIỆU LUẬN VĂN CÙNG DANH MỤC

TIN KHUYẾN MÃI

  • Thư viện tài liệu Phong Phú

    Hỗ trợ download nhiều Website

  • Nạp thẻ & Download nhanh

    Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay

  • Nhận nhiều khuyến mãi

    Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay

NẠP THẺ NGAY