Luận án Nghiên cứu chọn tạo giống ngô lai trung ngày năng suất cao cho vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên

1.1. Đề tài đã xác định được 8 dòng IL3, IL4, IL26, IL28, IL50, IL55, IL60 và IL61 có khả năng kết hợp chung, khả năng kết hợp riêng và phương sai khả năng kết hợp riêng cao, thích nghi với điều kiện sinh thái của vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Đây là những vật liệu tạo giống ngô lai đầu tiên của Viện Nghiên cứu Ngô được chọn tạo và thích ứng với điều kiện sinh thái vùng Đông Nam Bộ, làm cơ sở cho các đề tài chọn tạo giống ngô lai ở các tỉnh phía Nam. 1.2. Các tổ hợp ngô lai thể hiện rất rõ ưu thế lai so với dòng bố mẹ ở hầu hết các tính trạng: Thời gian sinh trưởng, chiều cao cây, các yếu tố cấu thành năng suất và đặc biệt là năng suất. Ưu thế lai thực (HBP) về năng suất đạt từ 128,82 - 202,32 % trong đó THL IL3 x IL28 có giá trị HBP cao nhất (202,32 %). 1.3. Kết quả nghiên cứu đã xác định được 2 tổ hợp ngô lai IL26 x IL28 (TB68 -LVN68) và IL50 x IL60 (TB80 - DP113) có thời gian sinh trưởng thuộc nhóm trung ngày, chống chịu khá, năng suất cao thích nghi với điều kiện sinh thái của vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Giống LVN68 đã được công nhận cho sản xuất thử theo quyết định số 416/QĐ ngày 13/10/2010. Giống DP113 qua 3 vụ khảo nghiệm đã được Trung tâm khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng và phân bón Quốc gia vùng Nam Bộ đánh giá là giống có nhiều triển vọng và đề nghị cho công nhận sản suất thử. 1.4. Trong điều kiện sinh thái tại vùng rảng Bom -Đồng Nai và Đức Trọng - Lâm Đồng, mật độ và liều lượng phân bón không ảnh hưởng đến các giai đoạn sinh trưởng và phát dục chính của giống ngô LVN68.Giống ngô LVN68 đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất ở mật độ gieo trồng 66.600 cây/ha với liều lượng phân bón 180 kg N - 80 kg P2O5 - 80 kg K2O.

TÀI LIỆU LUẬN VĂN CÙNG DANH MỤC

TIN KHUYẾN MÃI

  • Thư viện tài liệu Phong Phú

    Hỗ trợ download nhiều Website

  • Nạp thẻ & Download nhanh

    Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay

  • Nhận nhiều khuyến mãi

    Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay

NẠP THẺ NGAY