Luận án Nghiên cứu các yếu tố hạn chế trong đất sản xuất nông nghiệp tỉnh Sơn La và đề xuất giải pháp khắc phục

Đã xây dựng thành công 03 mô hình áp dụng các giải pháp khoa học công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất cho cây ngô, mía, cà phê chè, các mô hình đã mang lại hiệu quả cao, cụ thể: - Mô hình thâm canh ngô bền vững đã làm tăng năng suất lên 24,2-28,2% và lãi thuần tăng 2.380.000 đồng đến 2.565.000 đồng so với canh tác của người dân. Đã đề xuất được công thức phân bón hiệu quả cho ngô tại Sơn La là: 2 tấn phân hữu cơ vi sinh, kết hợp với phân khoáng (150 kg N + 90 kg P2O5 + 120 kg K2O) + che phủ bằng tàn dư thực vật. - Mô hình mía đã làm tăng năng suất mía lưu gốc năm thứ 3 lên 22,4% và mía lưu gốc năm thứ 4 lên 22,8%, tăng thu nhập lên 4.525.000 đồng đối với mía lưu gốc năm thứ 3 và 727.000 đồng đối với mía lưu gốc năm thứ 4 so với canh tác của người dân. Đã đề xuất được công thức phân bón hiệu quả cho 1 ha mía tại Sơn La là: 4 tấn phân hữu cơ vi sinh, kết hợp với phân khoáng (180 kg N + 90 kg P2O5 + 180 kg K2O) + tủ gốc bằng tàn dư thực vật. - Mô hình cà phê chè đã làm tăng năng suất nhân 32,72-36,73% so với canh tác của người dân và tăng thu nhập lên từ 37.480.000 đồng/ha đến 46.486.000 đồng/ha. Đã đề xuất được công thức phân bón hiệu quả cho 1 ha cà phê tại Sơn La là: 4 tấn phân hữu cơ vi sinh, kết hợp với phân khoáng (260 kg N + 120 kg P2O5 + 260 kg K2O) + Tủ gốc bằng thực vật và lá cà phê. Tất cả các mô hình áp dụng tiến bộ kỹ thuật về bón phân hợp lý và che phủ đất bằng tàn dư thực vật đã cải thiện được phần nào độ phì nhiêu của đất, trong đó một số dinh dưỡng đã được bù đắp và tăng thêm trong quá trình sử dụng đất.

TÀI LIỆU LUẬN VĂN CÙNG DANH MỤC

TIN KHUYẾN MÃI

  • Thư viện tài liệu Phong Phú

    Hỗ trợ download nhiều Website

  • Nạp thẻ & Download nhanh

    Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay

  • Nhận nhiều khuyến mãi

    Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay

NẠP THẺ NGAY