Luận án Khuynh hướng thơ tượng trưng Việt Nam hiện đại

<p> Với những quan niệm nghệ thuật tân kì, thơ tượng trưng Pháp đã tạo ra một lực hấp dẫn đặc biệt, thu hút nhiều thế hệ thi sĩ trên khắp năm châu. Ở Việt Nam, không ít thi sĩ đã tìm đến với nó như là "tìm đến một nơi hội ngộ tuyệt vời giữa tư duy thơ truyền thống nghìn xưa của phương Đông với tư duy thơ hiện đại của phương Tây" [90, tr.24]. Có lẽ vì thế, dù xuất hiện khá muộn ở Việt Nam nhưng nó nhanh chóng được "nhập tịch", trở thành một khuynh hướng trong nền thơ dân tộc. Và đến nay, gần tám mươi năm tồn tại, khuynh hướng thơ tượng trưng Việt Nam đã trải qua những bước thăng trầm. Ở từng giai đoạn, ở mỗi nhà thơ, việc tiếp biến thơ tượng trưng diễn ra khá phức tạp, mang nhiều sắc độ khác nhau, tùy theo "thể tạng" mỗi người. Nhìn chung, các nhà thơ hiện đại Việt Nam, nhất là những cây bút danh tiếng, có mối thiện cảm đặc biệt với thi phái tượng trưng Pháp. Họ chủ động tiếp nhận ở thi phái này cả quan niệm thẩm mỹ lẫn quan niệm thơ. Họ chủ trương đưa thi ca lánh xa những "phiền hà sâu bọ cuộc đời" và mở rộng biên độ cái Đẹp bằng cách ngợi ca cái kì dị, lạ lùng, tuyệt đối, siêu thoát. Để thực thi chủ trương ấy, thơ cần có một mẫu hình thi sĩ mới thay cho mẫu hình thi sĩ "chở đạo, đâm gian", "ru với gió, mơ theo trăng". Các thi sĩ theo khuynh hướng tượng trưng tự nhận mình là kẻ xa lạ, bị nguyền rủa, là "Người Mơ, Người Say, Người Điên". </p>

TÀI LIỆU LUẬN VĂN CÙNG DANH MỤC

TIN KHUYẾN MÃI

  • Thư viện tài liệu Phong Phú

    Hỗ trợ download nhiều Website

  • Nạp thẻ & Download nhanh

    Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay

  • Nhận nhiều khuyến mãi

    Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay

NẠP THẺ NGAY