Luận án Bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên thực hành các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc

<p> 1. Kết luận Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về vấn đề nâng cao năng lực dạy nghề, đồng thời tiếp thu và kếthừa kết quảtừcác công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước cũng nhưtừkinh nghiệm nhiều năm tham gia hoạt động đào tạo nghề, chúng tôi có một sốkết luận nhưsau: 1.1. Đòi hỏi vềnguồn nhân lực được đào tạo có chất lượng cao đểphục vụsự nghiệp CNH, HĐH theo chỉthị, nghịquyết của Đảng đặt ra cho ngành giáo dục, đào tạo những nhiệm vụquan trọng, trong đó có chiến lược phát triển đội ngũ các nhà giáo. Đào tạo và bồi dưỡng giáo viên là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu để hoàn thiện và nâng cao chất lượng đội ngũcác nhà giáo, làm nòng cốt cho việc thực hiện đổi mới giáo dục và đào tạo 1.2. Đối với đào tạo nghề, NLDH của GVTH đóng vai trò chủ y ếu trong việc hình thành kỹnăng, kỹxảo nghềnghiệp cho học sinh. NLDH của GVTH được phân tích theo từng công việc trong trong quá trình chuẩn bị, thực hiện dạy thực hành, đánh giá kết quảhọc thực hành và được xây dựng gồm 30 tiêu chí với các kỹnăng cần có của GVTH. Đây là cơsởquan trọng đểxây dựng các biện pháp bồi dưỡng NLDH cho GVTH. 1.3. Th ực trạng năng lực của GVTH, thực trạng bồi dưỡng giáo viên các trường dạy nghềkhu vực miền núi phía Bắc cho thấy: Một sốnăng lực cần thiết nhưnăng lực sưphạm, năng lực hiểu biết thực tếsản xuất và tiếp cận công nghệmới, trình độtay nghề. của một sốGVTH còn yếu và thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo nghề; Việc bồi dưỡng giáo viên còn nhiều hạn chế: Hạn chếvềnội dung bồi dưỡng, hạn chềvềsố lượng giáo viên tham gia bồi dưỡng.Thực trạng đó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng học tập của học sinh nên cần phải có các biện pháp bồi dưỡng để khắc phục thực trạng. 1.4.Luận án đềxuất được một hệthống các biện pháp bồi dưỡng NLDH cho GVTH các trường dạy nghềkhu vực miền núi phía Bắc tương đối đầy đủ, đảm báo tính khoa học và quy trình chặt chẽ. Các biện pháp đề xuất đảm bảo tính mục đích, tính toàn diện, tính thực tiễn, tính khảthi và có mối quan hệchặt chẽ với nhau. Trong đó biện pháp 2: Tổchức bồi dưỡng chuẩn hóa GVTH là biện 109 pháp quan trọng đểbồi dưỡng GVTH đạt chuẩn theo quy định nhằm đảm bảo chất lượng đội ngũgiáo viên, làm tiền đềcho việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu xã hội. 1.5.Kết quảlấy ý kiến của cán bộquản lý và các giáo viên trong các nhà trường cho thấy: Các biện pháp đềxuất được sự đồng thuận cao qua việc khẳng định mức độcần thiết và tính khảthi của các biện pháp. Nếu được tổchức thực hiện cho phù hợp với điều kiện của mỗi nhà trường các biện pháp bồi dưỡng sẽ đem lại hiệu quảthiết thực. 1.6.Thực nghiệm một s ốnội dung trong các biện pháp cho kết quảrất khả quan. Thông qua việc so sánh kết quảhọc thực hành của học sinh do nhóm TN và nhóm ĐCV giảng dạy cho thấy: Việc bồi dưỡng sưphạm dạy nghềvà bồi dưỡng nâng cao tay nghềcho GVTH đã giúp giáo viên nhóm TN nâng cao NLDH. Điều đó khẳng định khảnăng vận dụng trong thực tiễn của các biện pháp được đềxuất. 2. Kiến nghị Các biện pháp được đềxuất dựa trên cơsởlý luận và thực trạng năng lực và bồi dưỡng GVTH các trường dạy nghềkhu vực miền núi phía Bắc nhưng cũng là thực trạng chung của đội ngũGVDN hiện nay. Vì vậy đểnâng cao năng lực của GVDN, chúng tôi xin kiến nghịmột số điểm sau: 2.1. Trong kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng 20.000 GVDN đến năm 2015 của Tổng cục Dạy nghề- BộLĐTB&XH cần lưu ý đến chương trình đào tạo, bồi dưỡng và hình thức tổ chức bồi dưỡng để đảm bảo chất lượng cho đội ngũ GVDN được tuyển dụng mới từcác trường chuyên nghiệp. Vềchương trình: Phải xây dựng các chương trình chuẩn, đảm bảo GVDN có đủnăng lực thực sựtham gia quá trình đào tạo nghề đạt chất lượng; Vềhình thức tổchức: Tổ chức bồi dưỡng tập trung, dài hạn. Hình thức này đảm bảo cho người học tập trung được thời gian, chuyên tâm vào bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụsư phạm và tay nghề. 2.2. Đối với đội ngũGVDN hiện có kếhoạch cụthể đểhoàn thiện đội ngũ trong một thời gian hạn định bằng cách: Tiến hành phân loại giáo viên, xác định nhu cầu bồi dưỡng, xác định nội dung bồi dưỡng, lựa chọn hình thức bồi dưỡng và xây dựng kếhoạch bồi dưỡng (thời gian, địa điểm, sốlượng 110 người tham gia khóa học.) theo kếhoạch chung của cơquan chủquản hoặc của các nhà trường. 2.3. Điểm yếu lâu nay của GVTH là tay nghềnghềchưa cao, hiểu biết thực tế sản xuất và tiếp cận công nghệmới còn hạn chếdẫn đến đào tạo chưa đáp ứng nhu cầu xã hội. Giải quyết triệt để tồn tại này không chỉ cần sự n ỗ lực, cố gắng của giáo viên (nâng cao tay nghề) mà còn cần sự đầu tưcơsởvật chất, thiết bịmới, công nghệmới của các cơquan quản lý và các nhà trường. Đối với dạy thực hành có đủhai yếu tốlà con người (người thầy) và cơsởvật chất (thiết bị, dụng cụ, nhà xưởng.) mới có thểgiải được bài toán nâng cao chất lượng đào tạo nghề. </p>

TÀI LIỆU LUẬN VĂN CÙNG DANH MỤC

TIN KHUYẾN MÃI

  • Thư viện tài liệu Phong Phú

    Hỗ trợ download nhiều Website

  • Nạp thẻ & Download nhanh

    Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay

  • Nhận nhiều khuyến mãi

    Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay

NẠP THẺ NGAY