Khóa luận Ứng dụng mô hình vector tự hồi quy (var) để phân tích mối quan hệ giữa tỷ lệ lạm phát và tỷ giá hối đoái trong nền kinh tế Việt Nam

<p> Mặc dù phá giá đồng nội tệ làm cho hàng hóa sản xuất trong nước rẽ hơn tương đối so với hàng hóa nước ngoài, nghĩa là làm cho nền kinh tế có sức cạnh tranh hơn, khuyến khích Xuất khẩu và hạn chế Nhập khẩu, song tác động này khá hạn chế trong điều kiện hiện nay. Nguyên nhân chủ yếu là do hầu hết hàng hóa xuất khẩu của chúng ta là các sản phẩm thô (dầu thô, thủy sản, gạo, cà phê ). Sản lượng của các sản phẩm này lệ thuộc khá nhiều vào các điều kiện tự nhiên (trữ lượng các nguồn tài nguyên, đất đai, thời tiết ) nên về cơ bản ít co giãn về nguồn cung ứng khi có sự thay đổi giá cả tương đối, đặc biệt trong ngắn hạn. Trong khi đó sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến thường được coi là nhạy cảm hơn với sự biến động của giá cả tương đối thì một số sản phẩm có kim ngạch khá như hàng may mặc, giày dép lại phụ thuộc nặng nề vào nguồn nguyên nhiên liệu nhập khẩu, nên ít khai thác được lợi thế từ phá giá. Về phía nhập khẩu, phần lớn hàng nhập khẩu của chúng ta là máy móc, thiết bị, nguyên nhiên liệu và phụ tùng mà sản xuất trong nước chưa thể đáp ứng được và do vậy, cũng ít nhạy cảm với những biến động của tỷ giá hối đoái. Thực tế cho thấy lạm phát thường đi kèm với chính sách phá giá do sự tăng giá trong máy móc, thiết bị, nguyên, nhiên, vật liệu và các sản phẩm trung gian nhập khẩu khác. Trong bối cảnh đó, hiệu quả của phá giá danh nghĩa đối với cải thiện khả năng cạnh tranh quốc tế của hàng Việt Nam sẽ bị hạn chế một phần. Xét về mặt tâm lý, phá giá mạnh đồng Việt Nam sẽ tác động không tốt đến lòng tin của dân chúng đối với VND và chính sách tiền tệ Việt Nam. Một chính sách không ổn định thì khó khuyến khích các nhà đầu tư trong nước bỏ vốn ra để kinh doanh sản xuất thay vì đầu cơ vào bất động sản, chuyển sang giữ vàng hay đôla Mỹ. Mặt khác, hiện nay, trong tình hình thực tế của Việt Nam, các cá nhân được phép giữ ngoại tệ hoặc có thể gửi tiền tiết kiệm trực tiếp bằng ngoại tệ, nếu tăng tỷ giá quá mạnh sẽ gây sức ép tâm lý khiến người dân chuyển mạnh cơ cấu tài sản được định danh bằng các ngoại tệ mạnh, do vậy sẽ làm cho nhu cầu về ngoại tệ tăng một cách giả tạo và đồng nội tệ có thể mất giá cao hơn so với mục tiêu mà các giới chức tiền tệ đưa ra. </p>

TÀI LIỆU LUẬN VĂN CÙNG DANH MỤC

TIN KHUYẾN MÃI

  • Thư viện tài liệu Phong Phú

    Hỗ trợ download nhiều Website

  • Nạp thẻ & Download nhanh

    Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay

  • Nhận nhiều khuyến mãi

    Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay

NẠP THẺ NGAY