Khóa luận Phân tích kích hoạt Neutron tại Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt

<p>  Các vấn đề đã thực hiện được: Qua khóa luận tốt nghiệp, tác giả đã tìm hiểu quy trình thực nghiệm phân tích hàm lượng đa nguyên tố dựa vào phương pháp k 0 -INAA và phần mềm k0 -DALAT trên lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt. Từ đó áp dụng phân tích 26 nguyên tố trong 59 mẫu trầm tích biển được lấy từ 5 vị trí thuộc vùng biển ven bờ thuộc hai tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau. Đánh giá phương pháp phân tích dựa vào chỉ số Z-score cho một số nguyên tố phân tích có giá trị được chứng nhận trong mẫu chuẩn. Từ kết quả so sánh cho thấy hầu hết các nguyên tố đều phù hợp với hàm lượng trong mẫu chuẩn tham khảo. Thông qua chỉ số lắng đọng địa chất I geo và hệ số làm giàu EF, bước đầu khóa luận đã chỉ ra tình trạng và mức độ ô nhiễm của một số các nguyên tố khảo sát.  Kết luận chung: Từ những kết quả đạt được cho thấy phương pháp phân tích kích hoạt neutron trên lò phản ứng mà cụ thể là phương pháp k 0 -NAA có rất nhiều ưu điểm trong việc cung cấp dữ liệu phân tích trong bài toán nghiên cứu môi trường. Kết quả của khóa luận còn chỉ ra rằng vùng biển bên ngoài cửa sông Gành Hào thuộc huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu đã có dấu hiệu ô nhiễm của một số nguyên tố, đặc biệt là vùng biển gần bờ (mẫu GH01, cách bờ 120m). Mặc dù mức độ ô nhiễm chưa nghiêm trọng, tuy nhiên việc đưa ra những biện pháp nhằm tiếp tục khảo sát, theo dõi và khắc phục mang tính chất lâu dài là cần thiết trong thời điểm này. Đối với vùng biển thuộc huyện U Minh, tỉnh Cá Mau, kết quả trên mẫu nghiên cứu cho thấy chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm, tuy nhiên vì số lượng lấy mẫu còn hạn chế, và chưa mang tính đại diện cho khu vực nghiên cứu nên chưa thể đánh giá tổng quan trầm tích bờ biển ở huyện U Minh, tỉnh Cà Mau có xảy ra tình trạng ô nhiễm hay không. 50  Hướng nghiên cứu và phát triển đề tài: Hoàn thiện công tác đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường thông qua mẫu trầm tích lấy từ hai khu vực biển thuộc tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau. Đánh giá chi tiết mức nhiễm bẩn từng nguyên tố theo độ sâu của từng core và so sánh mức độ ô nhiễm của các nguyên tố giữa các core với nhau. Kết hợp với một số phương pháp khác như AAS, XRFA, v.v mở rộng phạm vi các nguyên tố độc hại khác như Hg, Pb, Zn, Cd, v.v để có thể đánh giá một cách tổng thể về mức độ nhiễm bẩn của khu vực biển thuộc tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau. Ngoài ra có thể, mở rộng vùng nghiên cứu, thiết lập một bộ số liệu về hàm lượng của các nguyên tố trong vùng biển ven bờ ở Việt Nam thông qua khảo sát đối tượng trầm tích biển. Góp phần vào trong quá trình khảo sát, đánh giá, quan trắc và đưa ra các biện pháp khắc phục, bảo vệ môi trường biển Việt Nam theo chiều hướng phát triển bền vững. </p>

TÀI LIỆU LUẬN VĂN CÙNG DANH MỤC

TIN KHUYẾN MÃI

  • Thư viện tài liệu Phong Phú

    Hỗ trợ download nhiều Website

  • Nạp thẻ & Download nhanh

    Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay

  • Nhận nhiều khuyến mãi

    Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay

NẠP THẺ NGAY