Khóa luận Đánh giá thích nghi đất đai cho nhóm cây công nghiệp lâu năm tại tỉnh Kon Tum

<p> Về loại đất, đối với các loại đất xám bạc màu cần phải cải tạo đất bằng cách bón thêm phân hữu cơ để tăng độ phì cho đất; nên trồng xen hoặc luân canh cây trồng chính với nhóm cây họ đậu như lạc, đậu tương, đậu xanh vì chúng có khả năng cố định đạm, giúp cải tạo độ phì nhiêu của đất rất tốt. Bên cạnh đó, chủ động tưới tiêu hợp lí, hạn chế cày xới đất để tránh mất nước do bốc hơi nhất là vào mùa khô, trồng thêm cây xanh phủ đất giúp hạn chế bốc hơi nước, giữ ẩm cho đất. Để cải tạo đất phù sa, cần cày xới sâu, phơi khô để đất ngậm nhiều không khí. - Về yếu tố độ dốc, đối với đất có độ dốc lớn thường dễ bị xói mòn, rửa trôi, thoái hóa đất; bị hạn hán vào mùa khô làm ảnh hưởng đến năng suất các loại cây trồng. Do đó, để tăng năng suất cây trồng và giảm xói mòn trên đất dốc, cần thực hiện các biện pháp kĩ thuật canh tác trên đất dốc. Có nhiều biện pháp như: làm ruộng bậc thang, xếp bờ đá, bón phân hữu cơ, trồng băng cây xanh. Để cải tạo đất đã bị thoái hoá ở những vùng đất trồng đồi trọc bằng các loài cây che phủ có bộ rễ khoẻ và cây họ đậu cố định đạm, hạn chế xói mòn trên đất dốc bằng cây phủ đất: dùng cỏ, rơm, rạ và các vật liệu hữu cơ khác để che phủ bề mặt đất, giữa các hàng hoặc gốc cây; thay thế cày bừa làm đất cơ giới bằng các biện pháp sinh học; không làm đất hoặc làm đất tối thiểu; cải tạo đất nhanh bằng phương pháp hun đất; đối với đất có độ dốc lớn, làm tiểu bậc thang kết hợp che phủ đất, trồng băng cây phân xanh theo đường đồng mức để sử dụng đất dốc hiệu quả và bền vững hơn (Nguyễn Công Vinh và Mai Thị Lan Anh, 2011). </p>

TÀI LIỆU LUẬN VĂN CÙNG DANH MỤC

TIN KHUYẾN MÃI

  • Thư viện tài liệu Phong Phú

    Hỗ trợ download nhiều Website

  • Nạp thẻ & Download nhanh

    Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay

  • Nhận nhiều khuyến mãi

    Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay

NẠP THẺ NGAY