Khóa luận Đánh giá khả năng tiếp cận thị trường của các hộ trồng lạc trên địa bàn huyện Hương Khê tỉnh Hà Tĩnh

<p> Trình độ của người nông dân quyết định đến hướng sản xuất của hộ, vì vậy cần nâng cao trình độ, nhận thức cho người nông dân, tiến hành chuyển giao công nghệ cho người dân thông qua những công việc sau: - Cơ quan quản lý của xã cần phối hợp với phòng nông nghiệp huyện tổ chức các lớp tập huấn về kĩ thuật sản xuất, áp dụng các loại giống cao sản cho nắng suất lạc cao. - Phổ biến quy trình sản xuất từ khâu lựa chọn vật tư cho đến thời gian thu hoạch thích hợp. - Các cơ quan chức năng, đặc biệt là phòng nông nghiệp huyện có trách nhiệm giúp đỡ bà con trong quá trình thực hiện công nghệ, tận tình giúp đỡ các hộ nông dân giải quyết những vấn đề thắc mắc của bà con nông dân, đặc biệt là giúp đỡ bà con trong việc tìm ra loại thuốc diệt sạch cây cỏ củ - loại cỏ mà các hộ trồng lạc phải bó tay, vì đến mùa vụ nào cho dù dùng loại thuốc cỏ nào thì loại cỏ này cũng không thể chết tận gốc, cứ sau vài ngày cỏ lại cứ mọc lên. 3.4. Nâng cao khả năng tiếp cận đất đai và vốn trong sản xuất lạc  Nâng cao khả năng tiếp cận đất đai phục vụ sản xuất Quy hoạch cụ thể, chi tiết vùng trồng lạc. Trước mỗi vụ sản xuất cần rà soát, quy hoạch từng khu đồng, cánh đồng để bố trí các loại cây trồng thích hợp có thu nhập cao. UBND huyện cần quy hoạch cụ thể chi tiết từng vùng cây trồng theo các chương trình mục tiêu của huyện, của từng xã. Triển khai việc trao đổi ruộng đất giữa các nông hộ, nhằm tạo ra những khu ruộng lớn, liền ô, liền khoảnh để bố trí hợp lý các khu sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi trong cơ giới hóa sản xuất, áp dụng khoa học công nghệ vào canh tác. </p>

TÀI LIỆU LUẬN VĂN CÙNG DANH MỤC

TIN KHUYẾN MÃI

  • Thư viện tài liệu Phong Phú

    Hỗ trợ download nhiều Website

  • Nạp thẻ & Download nhanh

    Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay

  • Nhận nhiều khuyến mãi

    Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay

NẠP THẺ NGAY