Đề tài Nghiên cứu xây dựng hệ thống website quản lý đào tạo tín chỉ cho đại học Đà Nẵng

<p> TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ĐÀ NẴNG MỤC LỤC TỔNG QUAN ĐỀ TÀI .1 I. Bối cảnh đề tài 1 II. Mục đích . 2 III. Hướng nghiên cứu . 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT .4 I. Lập trình Java trong môi trường Web . 4 I.1. Một số khái niệm liên quan đến Web 4 I.2. Kết nối cơ sở dữ liệu 9 II. Mô hình phát triển ứng dụng Web 11 II.1. Kiến trúc mô hình 1 . 11 II.2. Kiến trúc mô hình 2 (Model – View – Controller) 12 III. Ngôn ngữ mô hình hóa thống nhất (UML) . 12 III.1. Giới thiệu UML . 12 III.2. UML và các giai đoạn của chu trình phát triển phần mềm 15 PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG 17 I. Phân tích hiện trạng . 17 II. Phân tích chức năng của hệ thống . 29 II.1. Các tác nhân (actor) . 29 II.2. Usecase của admin . 29 II.3. Usecase của giáo viên 34 II.4. Usecase của sinh viên 36 III. Thiết kế . 39 III.1. Sơ đồ lớp (class diagram) 39 III.2. Sơ đồ thành phần (component diagram) 43 III.3. Sơ đồ triển khai (deployment diagram) . 44 XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 45 I. Xây dựng chương trình . 45 I.1. Xây dựng dữ liệu . 45 I.2. Xây dựng giao diện 56 I.3. Xây dựng gói theo mô hình MVC . 58 I.4. Các giải pháp . 61 II. Kết quả đạt được . 69 KẾT LUẬN 75 I. Đánh giá kết quả . 75 I.1. Về mặt lý thuyết . 75 I.2. Về mặt chương trình 75 II. Hướng phát triển . 76 II.1. Về mặt lý thuyết . 76 II.2. Về mặt chương trình 76 TỔNG QUAN ĐỀ TÀI I. Bối cảnh đề tài Giáo dục là nền tảng cho sự phát triển của cả một dân tộc, đặc biệt là giáo dục ở bậc đại học. Người ta thường dùng các chỉ số kinh tế để đánh giá sự phát triển của một quốc gia, thế nhưng để đánh giá sự phát triển của cả một dân tộc thì người ta lại xét đến các khía cạnh của giáo dục đặc biệt là giáo dục đại học. Trên thế giới, các quốc gia đã phát triển đều là những nước có nền giáo dục tiên tiến, với những trường đại học hàng đầu tiêu biểu là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh và gần chúng ta nhất là Singapore. Nền giáo dục của nước ta đang từng bước cải cách và phát triển. đại học Đà Nẵng là một trong ba trọng điểm trong việc phát triển nền giáo dục đại học của nước ta. Trong quá trình phát triển của mình, đại học Đà Nẵng đang chuyển dần từ Đào tạo theo niên chế sang Đào tạo theo tín chỉ. Quản lý đào tạo tín chỉ tuy là một công việc khó khăn và phức tạp nhưng công việc này vô cùng quan trọng; quản lý tốt thì chất lượng đào tạo được nâng cao. Hiện tại, việc quản lý đào tạo tín chỉ tại Đại học Đà Nẵng đang gặp một số khó khăn, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau: mới đầu chuyển sang đào tạo tín chỉ, hệ thống quản lý mới xây dựng, chưa thống nhất, và việc quản lý này vẫn còn mang nhiều ảnh hưởng của hệ thống quản lý niên chế hiện có. Sinh viên phải đăng ký môn học bằng tay, việc kiểm tra xung đột về thời khóa biểu của sinh viên không được thực hiện trong quá trình đăng ký. Sinh viên vẫn chưa biết được quan hệ của các học phần, học phần nào nên học trước học phần nào nên học sau Việc quản lý của nhân viên quản trị cũng gặp nhiều khó khăn như xây dựng khung chương trình, xây dựng thời khóa biểu, nhập điểm Bài toán đặt ra lúc này là làm sao để xây dựng được một hệ thống website quản lý đào tạo tín chỉ đáp ứng được tất cả nhu cầu cho giáo viên, sinh viên và quản trị viên. Cụ thể là hệ thống website phải có những chức năng sau:  Hệ thống cho phép giáo viên dễ dàng biết được thời khóa biểu của mình và danh sách các lớp học phần mà mình dạy, cụ thể là giáo viên sẽ dạy ở phòng nào, môn gì vào thời điểm hiện tại.  Hệ thống cho phép sinh viên dễ dàng biết được điểm của mình, số tín chỉ mà mình đã đạt được, biết được rằng nên đăng ký môn học nào trước và cuối cùng là cho phép sinh viên đăng ký một lớp học phần.  Hệ thống còn giúp quản trị viên dễ dàng cập nhật các thông tin liên quan đến đào tạo, dễ dàng xây dựng khung chương trình và dễ dàng xây dựng thời khóa biểu cho các lớp học phần mà không lo xung đột về thời gian. Nghiên cứu xây dựng hệ thống Website quản lý tín chỉ cho Đại học Đà Nẵng II. Mục đích Trong bối cảnh trên, chúng tôi, bằng những kiến thức đã học và sự hướng dẫn tận tình của giáo viên, chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm mục đích nghiên cứu những vấn đề gặp phải trong việc quản lý đào tạo tín chỉ; từ đó chúng tôi đưa ra những giải pháp khắc phục và cuối cùng là cụ thể hóa các giải pháp bằng việc xây dựng một hệ thống website quản lý đào tạo tín chỉ có đầy đủ chức năng nêu trên. Ngoài ra, khi xây dựng hệ thống website này chúng tôi mong muốn góp một phần nhỏ trong sự nghiệp phát triển của giáo dục Việt Nam. Hệ thống xây dựng không tránh khỏi những hạn chế, chúng tôi mong nhận được ý kiến đóng góp để hoàn thiện sau này. III. Hướng nghiên cứu III.1. Về mặt lý thuyết Nghiên cứu việc quản lý đào tạo tín chỉ tại trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng hiện nay. Nghiên cứu những vấn đề gặp phải của việc quản lý đào tạo tín chỉ. Nghiên cứu lý thuyết xây dựng một hệ thống website tác nghiệp bằng công nghệ Java, cụ thể là JSP và Servlet. Đưa ra các định hướng phát triển của đề tài. III.2. Công cụ xây dựng đề tài Công cụ nghiên cứu cơ sở lý thuyết: các tài liệu liên quan đến đào tạo tín chỉ do Đại học Đà Nẵng phát hành, các tài liệu liên quan đến lập trình Java (giáo trình và ebook), các trang web liên quan Công cụ xây dựng hệ thống website: Sun Java JDK 1.5, Sun IDE NetBean 4.1, Apache Tomcat 5.5, Microsoft SQL Server 2000 Service Pack 4, Microsoft Visio 2003 beta. III.3. Dự kiến kết quả đạt được Với những công cụ và kiến thức thu thập được, chúng tôi sẽ xây dựng hệ thống website phục vụ quản lý đào tạo tín chỉ. Hệ thống website gồm các chức năng ứng với từng loại người dùng như sau  Giáo viên xem thời khóa biểu: Sau khi đăng nhập, giáo viên xem được thời khóa biểu của mình, cụ thể là giáo viên có thể biết được trong tuần mình sẽ phải dạy những lớp nào, ở phòng nào vào những thời gian nào.  Giáo viên xem danh sách lớp học phần: Giáo viên có thể xem danh sách các lớp học phần mà mình dạy. Cụ thể là có thể xem được số lượng sinh viên tối đa, số lượng sinh viên tối thiểu và số lượng sinh viên hiện tại. Nghiên cứu xây dựng hệ thống Website quản lý tín chỉ cho Đại học Đà Nẵng  Sinh viên xem khung chương trình: Sinh viên xem khung chương trình mà mình cần học. Cụ thể là sinh viên có thể biết được trong một học kỳ cụ thể, mình sẽ phải học những môn nào.  Sinh viên xem học phần và quan hệ học phần: Sinh viên có thể xem danh sách các học phần và quan hệ giữa chúng. Các học phần này được trình bày ở dạng cây để sinh viên dễ dàng biết được học phần nào nên học trước và học phần nào nên học sau.  Sinh viên xem điểm: Sinh viên xem điểm của mình. Cụ thể là sinh viên có thể biết được điểm của từng học phần mà mình đã học, biết được số tín chỉ mình đã đạt được và biết được mình đã hoàn tất bao nhiêu phần của quá trình học đại học tại trường.  Sinh viên đăng ký lớp học phần: Sinh viên xem danh sách các lớp học phần đang được mở trong học kỳ hiện hành để từ đó đăng ký vào một trong các lớp đó. Quá trình đăng ký này sẽ được kiểm tra chặt chẽ các ràng buộc. Ngoài ra, sinh viên có thể hủy bỏ một lớp học phần mà mình đã đăng ký.  Sinh viên xem thời khóa biểu: Sinh viên xem thời khóa biểu trong học kỳ hiện hành.  Nhân viên quản trị upload các danh sách liên quan: Nhân viên quản trị (admin) sau khi đăng nhập sẽ có chức năng upload, chức năng này cho phép upload danh sách giáo viên, sinh viên, lớp học, phòng học, học phần và các thông tin khác. Các danh sách này được lưu ở dạng file excel và tự động được cập nhật vào cơ sở dữ liệu.  Nhân viên quản trị cập nhật thông tin: Nhân viên quản trị dễ dàng cập nhật thông tin của đối tượng bất kỳ liên quan đến quá trình quản lý đào tạo.  Nhân viên quản trị xây dựng khung chương trình: Nhân viên quản trị dễ dàng xây dựng khung chương trình cho từng khóa học của từng ngành.  Nhân viên quản trị xây dựng thời khóa biểu: Nhân viên quản trị dễ dàng xây dựng thời khóa biểu cho từng lớp học phần mà không lo ngại xung đột thời khóa biểu. Với kết quả dự kiến đạt được của chương trình, luận văn được tổ chức thành các chương cụ thể như sau: Chương 1. Cơ sở lý thuyết: Giới thiệu tổng quan lý thuyết và công cụ thực hiện để tài. Trong chương này, chúng tôi trình bày lý thuyết xây dựng một hệ thống website bằng ngôn ngữ JSP theo mô hình Model View Controller. Chương 2. Phân tích thiết kế hệ thống: Trong chương này, chúng tôi trình bày về phân tích hiện trạng, phân tích hệ thống và thiết kế hệ thống. Chương 3. Xây dựng chương trình và kết quả đạt được: Trong chương này, chúng tôi trình bày các bước xây dựng chương trình và các kết quả đạt được. CHÚ THÍCH : TÀI LIỆU TRÊN GỒM FILE PDF + WORD </p>

TÀI LIỆU LUẬN VĂN CÙNG DANH MỤC

TIN KHUYẾN MÃI

  • Thư viện tài liệu Phong Phú

    Hỗ trợ download nhiều Website

  • Nạp thẻ & Download nhanh

    Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay

  • Nhận nhiều khuyến mãi

    Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay

NẠP THẺ NGAY