Đề tài Chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ và trẻ em người dân tộc thiểu số ở tỉnh Yên Bái

<p> 1) Thực trạng CSSKBM&TE người DTTS ở Yên Bái như sau: -Về chăm sóc sức khoẻ cho bà mẹ: Tỷ lệ trẻ đẻ tại nhà khá cao (53,5%), trong đó cao nhất là người Mông – Mù Kang Chải (98,9%). Tỷ lệ trẻ đẻ tại nhà được CBYT đỡ thấp (23%), thấp nhất là người Mông (0,5%). Tỷ lệ đẻ được các bà đỡ đỡ khá cao (32,8%). Tỷ lệ đẻ được người khác đỡ đỡ cũng khá cao (44,3%), cao nhất là người Mông (98,4%). Tỷ lệ bà mẹ người DTTS được khám thai đầy đủ thấp (31,1%). Tỷ lệ bà mẹ người DTTS được tiêm phòng uốn ván tương đối cao (79%). -Về chăm sóc sức khoẻ trẻ em: Tỷ lệ trẻ sơ sinh được bú sớm cao (80,4%). Tỷ lệ trẻ ăn sam đúng khá cao (67,9%), cao nhất là người Tày (83,9%), thấp nhất là người Thái (48,8%). Tỷ lệ trẻ được cai sữa đúng (>18 tháng) thấp (67,9%). Tỷ lệ trẻ được tiêm chủng đầy đủ cao (96,9%). Tỷ lệ trẻ có sẹo lao cũng khá cao (91,5%). Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ <5 tuổi người DTTS Yên Bái còn khá cao (30,2%), cao nhất là người Mông (35,3%). - Tỷ lệ các cặp vợ chồng người DTTS áp dụng các BPTT khá cao (68,5%), cao nhất là người Dao (78,3%), trong đó đặt vòng vẫn là biện pháp được lựa chọn hàng đầu của người DTTS (58,1%), tiếp theo là sử dụng thuốc tránh thai (20,9%), sử dụng bao cao su chỉ chiếm 4,6% </p>

TÀI LIỆU LUẬN VĂN CÙNG DANH MỤC

TIN KHUYẾN MÃI

  • Thư viện tài liệu Phong Phú

    Hỗ trợ download nhiều Website

  • Nạp thẻ & Download nhanh

    Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay

  • Nhận nhiều khuyến mãi

    Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay

NẠP THẺ NGAY