<p> MỞ ĐẦU 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Bước sang thập kỷ 80 và đầu thập kỷ 90, công nghệ thông tin có những bước tiến nhảy vọt đặc biệt là chế tạo và sử dụng cáp quang vào mạng truyền dẫn tạo nên chất lượng thông tin rất cao. Sử dụng thủ tục hỏi đáp X.25 để truyền đưa số liệu trên mạng cáp quang, câu trả lời hầu như lúc nào cũng nhận tốt nhận đủ. Vấn đề đặt ra ở đây là có cần dùng thủ tục Hỏi và Đáp mất rất nhiều thời gian của X.25 để truyền đưa số liệu trên mạng cáp quang hay không? Và thế là công nghệ Frame Relay ra đời. Frame Relay có thể chuyển nhận các khung lớn tới 4096 byte trong khi đó gói tiêu chuẩn của X.25 khuyến cáo dùng là 128 byte, không cần thời gian cho việc hỏi đáp, phát hiện lỗi và sửa lỗi ở lớp 3 (No protocol at Network layer) nên Frame Relay có khả năng chuyển tải nhanh hơn hàng chục lần so với X.25 ở cùng tốc độ. Frame Relay rất thích hợp cho truyền số liệu tốc độ cao và cho kết nối LAN to LAN và cả âm thanh, nhưng điều kiện tiên quyết để sử dụng công nghệ Frame Relay là chất lượng mạng truyền dẫn phải cao. Frame Relay ứng dụng kết nối các mạng ngang cấp, các mạng cục bộ (LAN) và hỗ trợ chuẩn lưu trữ mạng SNA của IBM. Tính năng hỗ trợ thiết lập nhiều đường kết nối ảo thông qua kênh vật lý duy nhất của Frame Relay giúp tiết kiệm chi phí thết bị do không dùng các đường kết nối trực tiếp. Với tính năng dồn kênh, Frame Relay cho phép nhiều thiết bị đầu cuối truy nhập qua đường kết nối duy nhất nên tiết kiệm chi phí băng thông cũng như thiết bị truyền dẫn. Frame Relay còn cho phép tích hợp nhiều ứng dụng khác nhau trên một mạng duy nhất (voice, dữ liệu, video) và hỗ trợ khả năng tích hợp với nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật khác nhau (X.25, TCP/IP, SNA, ATM). Nếu như trước đây, ngân hàng thường sử dụng nhiều cấu hình mạng khác nhau: Mạng X.25 liên kết với máy chủ dữ liệu dùng cho nhân viên thu tiền ghi nhận giao dịch thông qua các máy đầu cuối; mạng an ninh, báo động điểm nối điểm hoặc nối đa điểm; mạng thư nội bộ và số liệu; mạng thoại dùng cho các máy điện thoại tại các điểm ATM. Thì nay chỉ một kênh kết nối Frame Relay đã có thể đảm nhân tất cả các chức năng trên. 2. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN VÀ MỤC TIÊU ĐẠT ĐƯỢC - Tìm hiểu Công Nghệ Frame Relay. - Với những hiểu biết cơ bản về công nghệ Frame Relay phát triển luận văn tốt nghiệp với ba yêu cầu sau: o Xây dựng mô hình lý thuyết Frame Relay dưới dạng CBT (Computer Based program Testing): § Sử dụng ngôn ngữ Java § Trình bày lý thuyết Frame Relay (một sinh viên công nghệ thông tin, sau khi chạy chương trình này, có thể hiểu được sơ lược về Frame Relay). o Tìm hiểu phần tập lệnh Router cho Frame Relay, cấu hình một mô hình thực tế thông qua giả lập BosonNetSim. o Đưa cả phần cấu hình Router vào CBT. 3. TÀI LIỆU THAM KHẢO - FRAME RELAY NETWORKS (tài liệu PDF) - CCNA, CCIE - The Basic Guide to Frame Relay Networking . MỤC LỤC Trang MỤC LỤCi DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮTiv DANH MỤC CÁC HÌNHv MỞ ĐẦU1 1.) ĐẶT VẤN ĐỀ1 2.) GIẢI PHÁP THỰC HIỆN VÀ MỤC TIÊU ĐẠT ĐƯỢC2 3.) TÀI LIỆU THAM KHẢO2 CHƯƠNG 1. 3 GIỚI THIỆU CÔNG NGHỆ FRAME RELAY3 1.1.GIỚI THIỆU FRAME RELAY3 1.1.1Frame Relay là gì?. 3 1.1.2Lợi ích sử dụng dịch vụ Frame Relay. 3 1.1.3Các ứng dụng trên mạng Frame relay. 4 1.1.4Công suất truyền thông (Communications Capacity). 5 1.1.5Sự tin cậy của người sử dụng.5 1.2.NGUỒN GỐC CỦA FRAME RELAY6 1.2.1Nhóm bốn. 7 1.2.2Frame Relay Forum7 1.3.SỰ TIẾN TRIỂN VÀ NGÕ CỤT CỦA CÔNG NGHỆ FRAME RELAY9 1.3.1Sự tiến triển của công nghệ Frame Relay. 9 1.3.2Ngõ Cụt Của Công Nghệ Frame Relay. 9 1.4.MẠCH ẢO FRAME RELAY (Frame Relay Virtual Circuits). 10 1.5.TỔNG KẾT CHƯƠNG11 CHƯƠNG 2. 12 HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN CỦA FRAME RELAY12 2.1.CÁC DỊCH VỤ KẾT NỐI VÀ QUẢN LÝ DỮ LIỆU12 2.1.1Mạch ảo trong Frame relay :12 2.1.2Các dịch vụ kết nối13 2.1.3Các dịch vụ quản lý tính toàn vẹn của dữ liệu :15 2.2.CẤU TRÚC FRAME CỦA FRAME RELAY15 2.2.1Diễn đạt các bit.16 2.3.2Các định dạng của frame :21 2.4.3Năm chức năng chính :23 2.3.MULTICASTING23 CHƯƠNG 3. 26 CƠ CHẾ BÁO HIỆU TRONG FRAME RELAY26 3.1.CÁC MESSAGE CHO FRAME RELAY ĐIỀU KHIỂN KẾT NỐI26 3.1.1. Thiết lập cuộc gọi (Establishing the Call). 26 3.1.2. Xóa cuộc gọi (Clearing the Call). 28 3.1.3. Các message điều khiển kết nối khác.29 3.1.4.Các định dạng message của hệ thống báo hiệu số 1(DSS1). 29 3.2.ANSI CUNG CẤP CHO OSI CÁC DỊCH VỤ MÔ HÌNH KẾT NỐI MẠNG(Connection mode network services - CONS) TRÊN FRAME RELAY36 CHƯƠNG 4:37 KIỂM SOÁT TẮC NGHẼN TRONG FRAME RELAY37 4.1.CÁCH LÀM VIỆC CỦA FRAME RELAY37 4.2.QUẢN LÝ TẮC NGHẼN TRONG FRAME RELAY38 4.1.1. Tắc nghẽn trong mạng Frame relay :38 4.1.2. Kiểm soát tắc nghẽn trên Frame relay :40 CHƯƠNG 5:52 CÁC TÍNH NĂNG CỦA FRAME RELAY52 5.1.SỰ PHÂN MẢNH PVC (PVC FRAGMENTATION). 52 5.1.1. Các mô hình phân mảnh (Fragmentation models). 52 5.1.2. Phân mảnh các Header (Fragmentation headers). 54 5.1.3. Các thủ tục phân mảnh (Fragmentation procedure). 56 5.2.VẬN HÀNH VOICE TRÊN FRAME RELAY (VOICE OVER FRAME RELAY VOFR)57 5.2.1. Dịch vụ truyền đồng thời (service multiplexing). 57 5.2.2. Các ví dụ về các yếu tố frame phụ (Example of Subframe Contents). 60 5.3.MULTILINK FRAME RELAY - MFR62 CHƯƠNG 6 :63 SO SÁNH FRAME RELAY VỚI MỘT SỐ CÔNG NGHỆ KHÁC63 6.1.FRAME RELAY VÀ ATM . 63 6.1.1.Tại sao Frame Relay và ATM có sự ảnh hưởng lẫn nhau. 63 6.1.2.Các định nghĩa. 63 6.1.3.So sánh Frame Relay và ATM . 64 6.1.4.Mạng cột sống ATM hỗ trợ các hoạt động Frame Relay như thế nào.67 6.2.FRAME RELAY VÀ X.25. 84 6.2.1.Sự liên mạng Frame Relay và X.25. 84 6.2.2.So sánh hoạt động của X25 và hoạt động của Frame relay. 86 6.2.3.Kết nối sử dụng X.25 và Frame Relay (Joint use of X.25 and Frame Relay? ). . 89 6.3.TỔNG KẾT CHƯƠNG89 CHƯƠNG 7. 90 CẤU HÌNH ROUTER CHO FRAME RELAY90 7.1.CẤU HÌNH FRAME RELAY CƠ BẢN90 7.2.CẤU HÌNH SƠ ĐỒ ÁNH XẠ CỐ ĐỊNH CHO FRAME RELAY91 7.3.SỰ CỐ KHÔNG ĐẾN ĐƯỢC MẠNG ĐÍCH DO QUÁ TRÌNH CẬP NHẬT THÔNG TIN ĐỊNH TUYẾN GÂY RA TRONG MẠNG ĐA TRUY CẬP KHÔNG QUẢNG BÁ NBMA(NON-BROADCAST MULTI-ACCESS). 92 7.4.SUBINTERFACE TRONG MẠNG FRAME RELAY95 7.5.CẤU HÌNH SUBINTERFACE CHO FRAME RELAY96 7.6.KIỂM TRA CẤU HÌNH FRAME RELAY97 7.7.XÁC ĐỊNH SỰ CỐ TRONG QUÁ TRÌNH CẤU HÌNH FRAME RELAY100 TỔNG KẾT102 1.TỔNG KẾT102 2.KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC102 1.1.Sơ đồ lớp. 103 1.2.Chương trình. 104 1.3.HƯỚNG MỞ RỘNG106 </p>
<p> Sau sáu tháng tìm hiểu, nghiên cứu và xây dựng, chúng em đã xây dựng đƣợc một phần mềm trò chơi “VUI HỌC PASCAL” giúp cho ngƣời chơi c ...
<p> Sơ lược về nội dung chương trình Pascal Chương trình, chuẩn kiến thức và nội dung môn Tin học lớp 11 được xây dựng dựa trên yêu cầu ...
<p> E-Learning đang dần trở nên phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới, kể cả ở Việt Nam. Nhiều nơi tại Việt Nam đã triển khai hình thức học t ...
<p> KÊT LUẬN 1. Thuân lợi Giảng viên hướng dẫn rất nhiệt tình, tậm tâm, theo sát và điều chỉnh kịp thời những lỗi phát sinh trong việc t ...
<p> 4.2 ĐÁNH GIÁ VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN 4.2.1 Tự đánh giá: Ưu điểm: - Giải quyết trong AI, kết hợp hệ mờ, neural và máy học - Các bữa ăn đ ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay