LỜI MỞ ĐẦU Trải qua bao nhiêu năm cách mạng không ngừng: Vừa chiến đấu giành và giữ độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân, chủ quyền cho đất nước, vừa xây dựng, kiến thiết quốc gia trên nền tảng dân chủ, lại đương đầu với cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài, để rồi nay bước vào thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa – đó là chặng đường mà nền lập hiến Vệt Nam đã đi qua. Đó là chặng đường chưa dài của một nền lập hiến, cụ thể là nền lập hiến Việt Nam, chưa dài nếu so với những nền lập hiến của những quốc gia có lịch sử hàng trăm năm, trong đó có nền lập hiến kéo dài trên hai thế kỉ. Chưa dài nhưng đầy ắp những sự kiện lịch sử tiêu biểu, tượng trưng cho tinh thần bất khuất, khát khao tự do, độc lập của cả cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Lịch sử lập hiến Việt Nam xét về mặt đó trải qua bốn bản Hiếp pháp: Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980, và Hiến pháp năm 1992, mà thời điểm ra đời của mỗi bản Hiến pháp đều gắn liền với thời điểm có tính chất đổi mới của cả dân tộc, xứng đáng để có thể đem so sánh với lịch sử lập hiến hàng thế kỉ của nhiều nước. Tìm hiểu lịch sử lập hiến nước ta là một vấn đề rất quan trọng, cùng sự so sánh với lịch sử lập hiến của nhiều nước, ta có thể nhận thấy, tuy tuổi đời chưa nhiều nhưng đã phản ánh một thời kì phát triển sôi động, khẩn trương của xã hội Việt Nam. Để hiểu rõ hơn, sâu sắc hơn và để tự hào về Hiến pháp - đạo luật cơ bản của Nhà nước cũng như chặng đường phát triển của nền lập hiến Việt Nam, nhóm em mạnh dạn chọn đề tài: “Lịch sử lập hiến Việt Nam” làm đề tài cho bài tập nhóm tháng một NỘI DUNG I. Khái quát về sự ra đời của Hiến pháp trong lịch sử II. Tư tưởng lập hiến trước cách mạng tháng tám năm 1945 III. Hiến pháp năm 1946 IV Hiến pháp năm 1980 V Hiến pháp năm 1992 VI Hiến pháp năm 1992 sửa đổi VII. Tư tưởng xuyên suốt lịch sử lập hiến Việt Nam KẾT LUẬN Tóm lại, trải qua 63 năm lịch sử phát triển, thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội đã ban hành 4 bản Hiến pháp dân chủ, tiến bộ. Đó là: Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001). Mỗi bản Hiến pháp đó ra đời đều như là chứng nhân, là cột mốc của thời điểm mang tính bước ngoặt phản ánh bước chuyển giai đoạn đổi mới của cả dân tộc. Điều đó không ngẫu nhiên, bởi xã hội Việt Nam trong hơn nửa thế kỉ qua là một thời kì phát triển thật sôi động, khẩn trương nhất trong lịch sử nhiều thế kỉ của dân tộc và tình hình đó đã phản ánh, được ghi nhận, in dấu lên nền lập hiến. Và lịch sử lập hiến đó đã chứng minh rõ ràng rằng: Hiến pháp có vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống pháp luật và trong đời sống chính trị của Việt Nam ta. Nó được coi là đạo luật cơ bản, đạo luật “gốc” của nhà nước. Vì thế, chúng ta - những công dân của một nước Việt nam văn hiến, hãy luôn trân trọng, tự hào về một nền lập hiến Việt Nam , về con người Việt Nam, về dân tộc Việt Nam.
Nhà thơ Trần Đăng Khoa kể lại, để có được số lượng tác phẩm đồ sộ hơn 200 tác phẩm đủ các thể loại từ tiểu thuyết đến truyện ngắn, bút ký, tự truyện, hồi ký T ...
Nội dung bao giờ cũng cần hài hòa với hình thức, nội dung mới mẻ, hiện đại cần một cái áo phong cách, ấn tượng. Xét cho cùng, yếu tố tính dục trong văn học tr ...
Chất kịch trong Truyện Kiều là yếu tố ít được nhắc tới. Nhờ có chất kịch với những mâu thuẫn, xung đột kịch mà câu chuyện được kể có cao trào, không nhàm chán ...
Sau khi nghiên cứu lí luận và quan sát thăm dò thực tế vai trò của chúng đối với việc giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non cũng như thực trạng sử dụng các phương t ...
Qua thực tế quan sát và kết quả thu được từ phiếu thăm dò, Người nghiên cứu thấy rằng tất cả những biện pháp mạnh trong giáo dục điều bị cấm dùng bởi quy định ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay