I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Từ khi ra đời cho đến nay, các quan hệ kinh tế luôn là đối tượng điều chỉnh của pháp luật nói chung và luật Hiến pháp nói riêng. Một trong những vấn đề cơ bản của chế định về chế định kinh tế là vấn đề sở hữu được xác định trong Hiến pháp năm của các nước. Đối với nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, vấn đề sở hữu đã được quy định trong các bản hiến pháp và ngày càng được hoàn thiện hơn để đáp ứng mục đích phát triển kinh tế của đất nước trong từng giai đoạn. II. NỘI DUNG: 1.Khái niệm sở hữu: Sở hữu theo nghĩa hẹp được hiểu là quan hệ giữa người với người về tư liệu sản xuất (ở trạng thái tĩnh). Với cách hiểu như thế này, sở hữu chỉ là đối tượng điều chỉnh của một chế định pháp luật chuyên ngành. Hiểu theo nghĩa rộng thì sở hữu là yếu tố cơ bản trải lên toàn bộ quan hệ sản xuất, bao gồm không chỉ quan hệ giữa người với người về tư liệu sản xuất mà cả quan hệ giữa họ về mặt tổ chức sản xuất và chi phối đối với lợi ích kinh tế do sự chiếm hữu về tư liệu sản xuất tạo ra (ở tạng thái chiếm hữu). Với cách hiểu này, sở hữu phải là đối tượng điều chỉnh của cả hệ thống pháp luật thống nhất và đồng bộ. 2. Chế độ sở hữu theo Hiến pháp năm 1992: Trong Hiến pháp năm 1946, Nhà nước ta chưa xác định các hình thức sở hữu trong nền kinh tế quốc dân. Đến Hiến pháp năm 1959, lần đầu tiên các hình thức sở hữu chủ yếu của nước ta trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội được xác định tại Điều 11 bao gồm: hình thức sở hữu toàn dân, hình thức sở hữu tập thể, hình thức sở hữu của người lao động riêng lẻ và hình thức sở hữu của nhà tư sản dân tộc. Trong một thời gian dài, nhà nước ta lấy việc xoá bỏ sở hữu tư nhân làm thước đo chủ yếu để đánh giá mức độ chín muồi của Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Nhà nước ta thực hiện quốc hữu hoá ruộng đất, vì vậy, Hiến pháp năm 1980 chỉ ghi nhận hai hình thức sở hữu chủ yếu là: Sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể. Còn các thành phần kinh tế cá thể, kinh tế tư bản tư nhân, dựa trên sở hữu tư nhân chưa được ghi nhận trong Hiến pháp năm (Điều 18). Với công cuộc đổi mới do Đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (năm 1986) khởi xướng, nhà nước nhận thức được rằng sự tồn tại của hình thức sở hữu, trong đó có hình thức sở hữu tư nhân là khách quan, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất của nước ta trong giai đoạn này. Thực tiễn phát triển kinh tế ở nước ta cũng chứng minh trong điều kiện nền kinh tế còn lạc hậu, lực lượng sản xuất còn yếu kém mà chủ trương phát triển của sở hữu toàn dân thuần khiết thì không những kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất mà sở hữu toàn dân cũng bị kìm hãm trong vị trí độc quyền của nó. Vì vậy, thừa nhận và bảo hộ sự tồn tại của sở hữu tư nhân đối với tư liệu sản xuất chẳng những giải phóng được năng lực sản xuất to lớn mà còn hỗ trợ, bổ sung và tạo môi trường cho các hình thức sở hữu cạnh tranh lành mạnh. Thể chế hoá đường lối phát triển kinh tế của Đảng ta, Hiến pháp năm 1992 đã thừa nhận nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần dựa trên nhiều hình thức sở hữu: Sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng, được quy định cụ thể tại Điều 15: “Nhà nước xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ trên cơ sở phát huy nội lực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng.”
Nhà thơ Trần Đăng Khoa kể lại, để có được số lượng tác phẩm đồ sộ hơn 200 tác phẩm đủ các thể loại từ tiểu thuyết đến truyện ngắn, bút ký, tự truyện, hồi ký T ...
Nội dung bao giờ cũng cần hài hòa với hình thức, nội dung mới mẻ, hiện đại cần một cái áo phong cách, ấn tượng. Xét cho cùng, yếu tố tính dục trong văn học tr ...
Chất kịch trong Truyện Kiều là yếu tố ít được nhắc tới. Nhờ có chất kịch với những mâu thuẫn, xung đột kịch mà câu chuyện được kể có cao trào, không nhàm chán ...
Sau khi nghiên cứu lí luận và quan sát thăm dò thực tế vai trò của chúng đối với việc giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non cũng như thực trạng sử dụng các phương t ...
Qua thực tế quan sát và kết quả thu được từ phiếu thăm dò, Người nghiên cứu thấy rằng tất cả những biện pháp mạnh trong giáo dục điều bị cấm dùng bởi quy định ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay