A.LỜI MỞ ĐẦU Chế định nguyên thủ quốc gia là một chế định quan trọng trong thể chế chính trị. Nhưng mỗi nước nguyên thủ quốc gia có tên gọi (vua, Hoàng đế, Tổng thống, Đoàn Chủ tịch hội đồng liên bang, Hội đồng Nhà nước, Chủ tịch nước), vị trí, chức năng khác nhau tuỳ thuộc vào thể chế chính trị và cách thức tổ chức nhà nước. Nhưng có một điểm chung là đều là người đứng đầu Nhà nước, đại diện cho Nhà nước về đối nội và đối ngoại. Ở nước ta, nguyên thủ quốc gia tồn tại dưới hình thức Chủ tịch nước theo Hiến pháp 1946, 1959, 1992, riêng Hiến pháp năm 1980 Chủ tịch nước tồn tại dưới hình thức là Hội đồng Nhà nước, là một chế định nguyên thủ quốc gia tập thể. B. NỘI DUNG CHÍNH PHẦN 1: CHẾ ĐỊNH CHỦ TICH NƯỚC THEO HIẾN PHÁP 1980 Chủ tịch nước, theo quy định của Hiến pháp năm 1980, nằm trong hệ thống cơ quan quyền lực Nhà nước ở trung ương với tên gọi là Hội đồng Nhà nước. Hiến pháp năm 1980 đã “sát nhập” hai chức năng của Ủy ban thường vụ quốc hội với chức năng của Chủ tịch nước là cá nhân trong Hiến pháp 1959 vào một cơ quan duy nhất là Hội đồng Nhà nước. a) Vị trí, tính chất, trật tự hình thành của Hội đồng Nhà nước: Điều 98 Hiến pháp năm 1980 quy định: "Hội đồng Nhà nước là cơ quan cao nhất, hoạt động thường xuyên của Quốc hội, là Chủ tịch tập thể của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam". Điều luật này đã xác định rõ vị trí, tính chất của Hội đồng Nhà nước, chính là nguyên thủ tập thể của nước ta, đồng thời là cơ quan cao nhất và hoạt động thường xuyên của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất - Quốc hội. Như vậy Hội đồng Nhà nước vừa là cơ quan thường trực của Quốc hội vừa là Chủ tịch tập thể của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Về trật tự hình thành và cơ cấu tổ chức, được quy định tại Điều 99 Hiến pháp năm 1980: "Hội đồng Nhà nước, được bầu ra trong số các đại biểu Quốc hội, gồm có: ã Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, ã Các Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, ã Tổng thư ký Hội đồng Nhà nước, ã Các uỷ viên Hội đồng Nhà nước. Số Phó Chủ tịch và uỷ viên Hội đồng Nhà nước do Quốc hội định. Thành viên của Hội đồng Nhà nước không thể đồng thời là thành viên của Hội đồng bộ trưởng" "Nhiệm kỳ của Hội đồng Nhà nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Hội đồng Nhà nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khoá mới bầu ra Hội đồng Nhà nước mới."
Nhà thơ Trần Đăng Khoa kể lại, để có được số lượng tác phẩm đồ sộ hơn 200 tác phẩm đủ các thể loại từ tiểu thuyết đến truyện ngắn, bút ký, tự truyện, hồi ký T ...
Nội dung bao giờ cũng cần hài hòa với hình thức, nội dung mới mẻ, hiện đại cần một cái áo phong cách, ấn tượng. Xét cho cùng, yếu tố tính dục trong văn học tr ...
Chất kịch trong Truyện Kiều là yếu tố ít được nhắc tới. Nhờ có chất kịch với những mâu thuẫn, xung đột kịch mà câu chuyện được kể có cao trào, không nhàm chán ...
Sau khi nghiên cứu lí luận và quan sát thăm dò thực tế vai trò của chúng đối với việc giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non cũng như thực trạng sử dụng các phương t ...
Qua thực tế quan sát và kết quả thu được từ phiếu thăm dò, Người nghiên cứu thấy rằng tất cả những biện pháp mạnh trong giáo dục điều bị cấm dùng bởi quy định ...
Hỗ trợ download nhiều Website
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay